Mẹ và Con - Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao chính là yếu tố dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe mà nếu không biết cách điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Mùa hè đến, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Nếu không che chắn cẩn thận và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá thường xuyên, bạn có thể gặp các hệ luỵ sức khỏe như da cháy nắng, say nắng, hạ natri máu,…

Cháy nắng

Cháy nắng là một tổn thương da phổ biến do tiếp xúc quá mức với bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời. Tổn thương xảy ra khi bức xạ UV trực tiếp làm hỏng DNA trong tế bào da, gây ra phản ứng viêm. Các tế bào bị tổn thương chết và bong ra và gây ra tình trạng bong tróc da.

Triệu chứng cháy nắng

Các triệu chứng phổ biến của cháy nắng bao gồm:

  • Da hơi đỏ
  • Đau rát
  • Sưng tấy
  • Nhiệt độ da tăng cao
  • Cơ thể mệt mỏi

Cảm giác đau và tình trạng da ửng đỏ có xu hướng diễn ra trong sáu đến 48 giờ đầu tiên khi cháy nắng.

cháy nắng do nắng nóng gay gắt

Trong trường hợp da cháy nắng nghiêm trọng, bạn cũng có thể có các biểu hiện:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Chóng mặt
  • Ớn lạnh

Cháy nắng cấp độ hai nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng bao gồm:

  • Da phồng rộp
  • Chảy dịch ở da
  • Biểu hiện mất nước
  • Phù hoặc sưng mô da
  • Ngất xỉu

Phòng ngừa cháy nắng

Cháy nắng không chỉ xảy ra vào những ngày hè nóng bức, nắng nóng gay gắt. Bạn có thể bị cháy nắng ngay cả trong ngày thời tiết u ám. Bạn có thể giảm nguy cơ bị cháy nắng bằng cách sử dụng kem chống nắng và quần áo chống nắng. Hãy nhớ rằng chỉ mất 15 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để gây cháy nắng.

Hơn nữa, theo thời gian, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề như lão hóa da sớm, tổn thương da, ung thư da,… Có tiền sử bị cháy nắng nghiêm trọng khiến bạn tăng 2,4 lần nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào da và tăng 1,5 lần nguy cơ mắc khối u ác tính. Vì thế, việc thực hiện phòng ngừa cháy nắng trong những ngày nắng nóng gay gắt vô cùng quan trọng.

Điều trị cháy nắng

Cháy nắng nhẹ có thể được điều trị tại nhà bằng cách tắm nước mát, chườm mát và thoa kem dưỡng ẩm không kê đơn. Để giảm đau, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như. Nếu mụn nước hình thành, đừng phá vỡ chúng. Nếu gặp cháy nắng với những biểu hiện nghiêm trọng hơn, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể bạn mất quá nhiều chất lỏng hoặc chất điện giải. Điều này có thể cản trở các chức năng cơ thể bình thường của bạn. Vào những ngày nắng nóng gay gắt, bạn có thể bị mất nước khi không uống nhiều nước như lượng nước đã mất.

Triệu chứng mất nước

Hầu hết những người khỏe mạnh có thể chịu được lượng nước cơ thể mất từ ​​3% đến 4% mà không có triệu chứng. Sau khi mất từ 5% lượng nước trở đi, bạn có thể có những dấu hiệu như:

  • Chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi

Khi mất nước vượt quá 10%, các triệu chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Bí tiểu
  • Lú lẫn
  • Co giật

Điều trị và phòng ngừa mất nước

Mất nước nhẹ thường sẽ được giải quyết khi bạn uống nước hoặc đồ uống giàu chất điện giải. Cách tốt nhất để tránh mất nước là uống trước khi khát. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn ở ngoài trời nắng nóng gay gắt trong thời gian dài hoặc đang vận động mạnh, gắn sức.

mất nước do nắng nóng gay gắt

Hạ natri máu

Ngược lại với tình trạng mất nước là hạ natri máu. Điều này đôi khi còn được gọi là “nhiễm nước”. Khi bạn bị mất nước, chất điện giải của bạn cũng bị mất cân bằng. Hạ natri máu có thể xảy ra khi bạn mất nhiều nước qua mồ hôi nhưng bạn không thay thế lượng natri đã mất khi bù nước.

Bên cạnh đó, với thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiều người có xu hướng uống nhiều nước dẫn đến tình trạng tăng khả năng bài tiết nước của thận. Đây cũng là một nguyên nhân gây hạ natri máu.

Triệu chứng hạ natri máu

Hạ natri máu có thể xảy ra khi bạn mất quá nhiều chất lỏng nhưng chỉ uống nước. Trừ khi bạn thay thế lượng natri bị mất, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon
  • Cáu gắt
  • Yếu cơ
  • Chuột rút
  • Lú lẫn

Phòng ngừa nắng nóng gay gắt làm hạ natri máu

Giữ lượng nước và chất điện giải ở mức cân bằng nhất có thể chính là chìa khóa giúp ngăn ngừa lượng natri trong máu thấp trong những ngày oi bức, nắng nóng kéo dài. Nếu bạn là một vận động viên, điều quan trọng là phải uống đủ lượng nước trong khi tập luyện. Bạn cũng có thể muốn xem xét việc uống đồ uống bù nước.

Điều trị hạ natri máu

Hạ natri máu nhẹ thường sẽ hết khi bạn uống nước giàu chất điện giải. Các trường hợp nghiêm trọng cần được điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn. Những trường hợp này thường được điều trị bằng cách truyền dung dịch muối 3% vào tĩnh mạch.

hạ natri máu vì nắng nóng gay gắt

Kiệt sức và sốc nhiệt

Mất nước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao kéo dài có thể gây kiệt sức. Điều này thường xảy ra vào những ngày nắng nóng gay gắt nhưng bạn phải làm việc quá sức và sau đó đi vào nơi mát mẻ có sự chênh lệch nhiệt độ quá cao.

Mất nước và béo phì làm tăng nguy cơ kiệt sức và sốc nhiệt vì nóng. Các yếu tố khác có thể đóng góp bao gồm:

  • Nghiện rượu
  • Nghiện caffein
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu như thuốc kháng histamine, thuốc chẹn beta,…
  • Trẻ sơ sinh và người già có nguy cơ cao nhất do cơ thể không thích nghi tốt với sự thay đổi nhiệt độ

Triệu chứng sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Khát nước
  • Mệt mỏi, bủn rủn tay chân
  • Nhiệt độ cơ thể cao
  • Ra mồ hôi
  • Giảm tần suất đi tiểu

Điều trị kiệt sức do nhiệt

Nếu ai đó bạn biết bị kiệt sức vì nóng, bạn có thể giúp họ bằng cách:

  • Di chuyển người bệnh đến một nơi mát mẻ
  • Cởi bỏ bớt quần áo
    Hạ nhiệt độ cơ thể của người bệnh bằng cách quạt hoặc đặt khăn ướt, mát lên da họ
  • Giúp người bệnh uống nước
  • Nếu người bệnh chóng mặt, hãy để họ nằm ngửa và kê cao chân
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 15 phút, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện vì tình trạng này có thể gây tử vong.

Làm gì để phòng ngừa sốc nhiệt, kiệt sức do nắng nóng gay gắt?

Để giúp ngăn ngừa kiệt sức vì nóng hoặc say nắng, hãy uống nhiều đồ uống lạnh hơn, đặc biệt nếu bạn hoạt động nhiều hoặc tập thể dục. Ngoài ra, nên mặc quần áo sáng màu, rộng rãi. Đặc biệt, nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

Nếu bạn không thể tránh hoạt động gắng sức hoặc ra ngoài khi trời nóng, hãy uống nhiều nước và chọn quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát, có độ thấm hút mồ hôi tốt. Cần lưu ý che chắn cẩn thận để hạn chế tối đa việc các vùng da trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng.

bị sốc nhiệt do nắng nóng gay gắt

Say nắng

Say nắng là một dạng kiệt sức vì nắng nóng gay gắt. Tình trạng này cũng có thể gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân say nắng

Các yếu tố rủi ro phổ biến làm tăng nguy cơ say nắng bao gồm:

  • Tuổi tác (trẻ em và người cao tuổi dễ bị say nắng hơn)
  • Nghiện rượu bia và chất kích thích
  • Sử dụng một số loại thuốc

Các triệu chứng của say nắng nghiêm trọng hơn so với kiệt sức vì nắng nóng gay gắt. Các triệu chứng bao gồm:

  • Thở nhanh
  • Mạch nhanh, yếu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhầm lẫn hoặc mê sảng
  • Hành vi giống như say
  • Ngất xỉu và bất tỉnh
  • Động kinh, đặc biệt là ở trẻ em

Khi các triệu chứng tiến triển, da có thể đột nhiên chuyển sang màu hơi xanh. Điều này xảy ra khi các mạch máu bị co lại và hạn chế lưu lượng máu.

Điều trị say nắng

Phòng ngừa nắng nóng gay gắt gây say nắng

Làm thế nào có thể ngăn ngừa say nắng trong những ngày nắng nóng gay gắt? Lời khuyên chung vẫn là ở trong mát, không ra ngoài vào thời điểm nắng đỉnh điểm, mặc quần áo chống nắng. Bên cạnh đó, cần lưu ý thoa kem chống nắng cho cơ thể.

Cháy nắng ảnh hưởng đến khả năng hạ nhiệt của cơ thể và có thể khiến bạn mất nước, gây say nắng. Nếu bạn phải ra ngoài trời, hãy bảo vệ mình khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đội mũ rộng vành, đeo kính râm và bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng cao trở lên 30 phút trước khi ra ngoài. Hãy tìm những loại kem chống nắng có ghi “phổ rộng” hoặc “bảo vệ khỏi tia UVA/UVB” trên nhãn sản phẩm để bảo vệ làn da của mình tốt nhất bạn nhé.

Điều trị say nắng

Nếu không được điều trị, say nắng có thể dẫn đến

  • Suy nội tạng
  • Tiêu cơ vân
  • Tử vong

Vì vậy, say nắng được xem là một trường hợp khẩn cấp. Người bệnh bị say nắng cần:

  • Làm mát cơ thể nhanh chóng
  • Bù nước qua đường uống và đường tĩnh mạch

Ngoài ra, các biện pháp điều trị khác sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nắng nóng gay gắt có thể để lại nhiều hệ luỵ. Vì thế, trong những ngày nhiệt độ tăng cao, nắng nóng đỉnh điểm thì tốt nhất nên bù nước thường xuyên, che chắn cẩn thận và hạn chế ra đường khi không thật sự cần thiết bạn nhé!

Bài viết liên quan