Mẹ và Con - Mỗi người đều có những nỗi sợ vô hình khác nhau. Và với một số người, đôi khi nỗi sợ của họ chỉ xuất hiện khi thấy những… cái lỗ. Dù nghe có vẻ kỳ lạ nhưng trên thực tế, tỷ lệ người mắc hội chứng sợ lỗ lại nằm ở một ngưỡng rất cao.

Hội chứng sợ lỗ khiến một người có thể cảm thấy run rẩy, đổ mồ hôi, tỏ ra sợ hãi,… khi thấy các lỗ tròn. Với người gặp hội chứng này, họ có thể rơi vào trạng thái hoảng sợ bất kỳ lúc nào gặp phải những lỗ tròn – mối đe dọa trong tiềm thức của họ.

Hội chứng sợ lỗ là gì?

Hội chứng sợ lỗ (tên tiếng Anh là Trypophobia ) là một chứng ác cảm hoặc sợ hãi trước các cụm lỗ tròn ở bất kỳ kích thước nào, chẳng hạn như làn da với các lỗ chân lông, đài sen với các hạt sen bên trong, các hố sâu,… Người mắc chứng Trypophobia  khi nhìn thấy các lỗ này sẽ có các triệu chứng ghê tởm hoặc sợ hãi. 

Từ “trypta” trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là lỗ và “phobos,” có nghĩa là sợ hãi. Tuy nhiên, thuật ngữ Trypophobia  không có từ thời Hy Lạp cổ đại mà chỉ xuất phát từ năm 2005. Tuy hiện nay Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) không chính thức ghi nhận hội chứng này trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về Rối loạn Tâm thần nhưng có một số lượng lớn những người cho biết, họ đang rơi vào tình trạng này.

Trên thực tế, các hình tròn đa dạng kích thước vô cùng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế, những người mắc hội chứng sợ lỗ có nguy cơ rơi vào cảm giác sợ hãi bất kỳ lúc nào trong cuộc sống. 

trypophobia hội chứng sợ lỗ

Biểu hiện nhận biết hội chứng sợ lỗ

Một người bị Trypophobia  thường có những biểu hiện đặc trưng giống như một cơn hoảng loạn. Khi gặp các lỗ tròn, dù là nhỏ hay lớn thì người mắc hội chứng sợ lỗ đều có những dấu hiệu: 

  • Buồn nôn
  • Run rẩy
  • Khó thở
  • Nhịp tim nhanh
  • Đổ mồ hôi
  • Ngứa, nổi da gà hoặc cảm giác như có kiến bò trên da

Những người mắc chứng sợ lỗ có thể mắc các triệu chứng này vài lần một tuần hoặc mỗi ngày. Một số người khi rơi vào tình huống hoảng loạn do xuất hiện các lỗ tròn thì sự hoảng loạn có thể kéo dài đến vài ngày, thậm chí là vài tuần.

Xem thêm:

Nguyên nhân hội chứng Trypophobia 

Nguyên nhân

Chứa có nhiều nguyên nhân về Trypophobia. Tuy nhiên, thông qua biểu hiện bệnh và các thống kê nghiên cứu có sẵn, có thể thấy một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng sợ lỗ bao gồm:

  • Sự tiến hóa của con người: Cảm giác ghê tởm, sợ hãi của chúng ta khi thấy các lỗ tròn có liên quan đến quá trình tiến hóa, khi con người nhận biết các vấn đề sức khỏe liên quan đến viêm nang lông, kích ứng da, rôm sảy,… Giả thuyết này được đặt ra do những người mắc hội chứng sợ lỗ không có biểu hiện sợ hãi mà hầu như chỉ cảm thấy ghê tởm, khó chịu. 
  • Do sự nhạy cảm quá mức của thị giác: Hội chứng Trypophobia có thể khiến bạn cảm thấy mỏi mắt, khó chịu ở mắt kèm theo xuất hiện ảo ảnh. Do đó, các chuyên gia cho rằng người mắc hội chứng sợ lỗ có thể là do sự nhạy cảm quá mức của thị giác.
  • Ám ảnh về các động vật nguy hiểm: Các cụm lỗ tròn khiến chúng ta dễ liên tưởng đến các loại côn trùng, động vật có hại như ong, các loại ruồi, rắn,… Vì thế khi gặp các lỗ tròn thì chúng ta lập tức nghĩ đến những loài động vật này và có biểu hiện sợ hãi, ghê tởm.

hội chứng sợ lỗ tròn

Các yếu tố kích hoạt hội chứng sợ lỗ

Người mắc hội chứng Trypophobia  có thể cảm thấy sợ hãi khi gặp bất kỳ hình tròn nào, chẳng hạn như:

  • Đèn giao thông
  • Đầu vòi hoa sen
  • Chó đốm
  • Các vết loét trên da
  • Bóng khí trên bột bánh
  • Tổ ong

Chẩn đoán & điều trị Trypophobia hội chứng sợ lỗ

Ai có nguy cơ mắc hội chứng Trypophobia?

Bất kể ai trong chúng ta cũng đều có thể mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, theo thống kê thì chứng sợ Trypophobia  phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. 

Và yếu tố gia đình cũng rất quan trọng khi nói về hội chứng sợ lỗ. Theo đó, nếu gia đình bạn có các thành viên gặp phải tình trạng này thì nguy cơ mắc chứng Trypophobia của bạn cũng cao hơn đến khoảng 25%. 

Ngoài ra, một số thống kê cũng thấy rằng, những người mắc các dạng rối loạn tâm thần khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm nặng,… cũng có thể mắc hội chứng sợ lỗ. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác về mối liên hệ giữa các vấn đề tâm thần này đối với chứng Trypophobia.

Chẩn đoán

Vì hội chứng sợ lỗ vẫn chưa được công nhận như một bệnh lý thần kinh chính thức nên các bác sĩ hiện nay vẫn không biết quá nhiều về hội chứng này. Do đó, việc chẩn đoán cũng tương đối khó khăn.

Có một số bài test hội chứng sợ lỗ với những câu hỏi liên quan đến biểu hiện, cảm xúc của bạn khi mắc  chứng Trypophobia cũng như tình trạng này đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Thông qua bài test này, có thể chẩn đoán được khoảng 80% việc bạn có phải là một người gặp khó khăn, hoảng sợ khi nhìn thấy các lỗ tròn hay không. 

Thông thường, một người được cho là có sợ lỗ hay không phụ thuộc vào việc cảm giác hoảng loạn hay chán ghét với hình ảnh những cái lỗ của họ có kéo dài trên 6 tháng hay không và cuộc sống có bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mắc phải tình trạng này không.

test hội chứng sợ lỗ

Hội chứng sợ lỗ và cách điều trị 

Để điều trị chứng sợ lỗ, có thể áp dụng các biện pháp như khi điều trị rối loạn ám ảnh để giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, bớt khó chịu khi gặp các yếu tố kích thích. Ngoài ra, cách điều trị hội chứng sợ lỗ còn giúp những người đang rơi vào cơn hoảng loạn có thể cải thiện được cảm xúc của mình.

Liệu pháp tâm lý

Tùy độ tuổi, đặc điểm tính cách, sức khỏe, biểu hiện của từng người mà có thể lựa chọn các liệu pháp tâm lý khác nhau để tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tâm lý của người bệnh. Một số liệu pháp tâm lý có thể cân nhắc bao gồm:

  • Liệu pháp tiếp xúc (liệu pháp phơi nhiễm)
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
  • Các liệu pháp thư giãn

Sử dụng thuốc

Với những người mắc hội chứng sợ lỗ dẫn đến căng thẳng lo âu quá mức hay thậm chí là trầm cảm thì bên cạnh các liệu pháp tâm lý, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc an thần để điều chỉnh trạng thái, giảm cảm xúc lo lắng. 

Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc phải được uống đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, ngưng thuốc hay thay đổi liều lượng thuốc. Và đây cũng chỉ là một cách ứng phó tạm thời, không thể trị dứt điểm bệnh nên cần kết hợp thêm với các liệu pháp tâm lý khác. 

Các loại thuốc được sử dụng cho người mắc hội chứng sợ lỗ bao gồm thuốc chống trầm cảm (gồm hai loại thuốc phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và thuốc chống trầm cảm 3 vòng), thuốc an thần benzodiazepine, thuốc chẹn beta,…

hội chứng sợ lỗ và cách điều trị

Các biện pháp hỗ trợ

Một số biện pháp hỗ trợ có thể giúp hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có thể hướng dẫn người bệnh dành thời gian ra ngoài, tập yoga, làm những điều mình thích, cố gắng ngủ đủ giấc,… để cơ thể trong trạng thái thả lỏng và thư giãn. 

Điều này sẽ giúp bạn đỡ hoảng loạn và lo lắng nếu gặp phải các yếu tố kích thích tình trạng sợ hãi do hội chứng sợ lỗ gây nên.

Hội chứng sợ lỗ có thể gây nên nhiều bất tiện cho bạn trong cuộc sống. Hãy cố gắng để nói ra điều này với những người mà bạn tin cậy cũng như tìm đến các biện pháp điều trị để cải thiện sức khỏe tinh thần bản thân bạn nhé. 

Bài viết liên quan