Mẹ&Con - Dọn qua sống chung với người tình, cuộc sống những ngày đầu đẹp như mơ vì chúng tôi còn trẻ, còn khỏe nhưng càng về sau tôi càng thấy có nhiều điều ngang tai trái mắt. Đàn ông có thể kiếm ít tiền nhưng nhất định phải làm vợ mình hạnh phúc Nếu có kiếp sau con nhất định không lấy chồng xa

Ngày tôi đặt lá đơn ly hôn xuống bàn, nước mắt em ướt đẫm. Chúng tôi từng yêu nhau một thời gian dài trước khi kết hôn thế nhưng cơm áo gạo tiền, cuộc sống gia đình dường như đã làm thay đổi hương vị mặn nồng của thứ tình yêu thuở ban đầu.

Đây không phải lần đầu tiên em nhìn thấy lá đơn rồi lại ngoảnh mặt làm ngơ như “chưa hề có cuộc chia ly”. Chúng tôi có với nhau hai đứa con, trước đây em từng sống trong cảnh mồ côi nên hiểu thế nào là “con không cha như nhà mất nóc”. Lấy lí do hai đứa còn quá nhỏ, em đưa tay quệt nhẹ dòng nước mắt rồi tất tả xuống bếp làm bữa tối cho gia đình.

Bản thân tôi rất thương vợ, nhưng tình yêu thì đã không còn. Tôi yêu Ly – cô gái có làn da trắng bóc và đôi chân dài miên man, yêu hơn cả là chúng tôi cùng có sở thích xem bóng đá. Tôi ngoại tình với Ly trong sự dằn vặt vì đã làm tổn thương hai người phụ nữ, đến cuối cùng không cưỡng lại được sự trẻ trung và hấp dẫn của người tình, tôi quyết định ly di vợ để đường đường chính chính đến với em. Dọn qua sống chung với người tình, cuộc sống những ngày đầu đẹp như mơ vì chúng tôi còn trẻ, còn khỏe nhưng càng về sau tôi càng thấy có nhiều điều ngang tai trái mắt…

Hạnh phúc là khi "ta có một công việc để làm và một gia đình để yêu thương" 4

Sống bên tình nhân nhưng tôi luôn quay quắt nhớ gia đình – Ảnh minh họa

Cuối tuần đó tôi về nhà thăm hai con, tiện thể mang cho chúng vài món đồ chơi yêu thích. Trái ngược với giàn hoa giấy hồng rực ngát hương đua nhau nở ngoài ngõ, trong nhà tĩnh lặng đến u buồn. Nhìn qua khe cửa sổ tôi thấy vợ đang lau người cho cô con gái nhỏ, miệng không ngừng an ủi “Bé Na chịu khó ăn nhiều cháo, mai mốt Na khỏi bệnh mẹ đưa Na và anh Hai đi sở thú coi sư tử nha!” (Chuyện là con gái tôi hay coi phim hoạt hình nên cháu rất thích sư tử, đặc biệt là sư tử trắng ở Thảo Cầm Viên).

“Mẹ, mẹ ơi! Con sửa xong cái quạt rồi nè”. Cậu con trai lớn của tôi tuy mồi hôi nhễ nhại nhưng miệng thì lại nở một nụ cười thật tươi hồ hởi khoe chiến tích.

– “Anh hai giỏi quá, mốt ba đi công tác về em nói ba mua máy bay cho anh hai ha!”. Bé Na dù mệt nhưng vẫn dành những tràng pháo tay đầy ngưỡng mộ cho anh trai.

Rõ ràng chỉ vài ngày trước thôi, tôi còn cảm thấy khó chịu khi ở trong căn nhà này… Vậy mà giờ không hiểu tại sao lại vô cùng muốn bước tới nhưng… cứ có thứ gì đó vô hình ngăn đôi chân bước tiếp. Lần đầu tiên tôi thấy khoảng cách giữa mình và các con thật gần nhưng lại không thể chạy tới xoa đầu, ôm hôn và bế thốc chúng lên. Hình như có điều gì đó không ổn thì phải? Con gái tôi mới chỉ hơn 4 tuổi thôi và nó cần người chăm sóc, con trai tôi cũng mới chỉ 8 tuổi thôi mà? Thay vì mồ hôi nhễ nhại, dầu mỡ lem luốc dính lên tận khóe mắt… giờ này cháu cần ngồi trong phòng máy lạnh đọc sách, xem ti vi… Thực sự có điều gì đó không ổn rồi…!

“Bao giờ thì ba đi công tác về hả mẹ? Con nhớ ba quá”. Bé Na vừa nhắc tới ba, tay vừa mân mê chú voi tôi tặng sinh nhật năm cháu tròn 4 tuổi.

“Lần này ba đi công tác tận miền Trung nên không về nhà thường xuyên được, nếu biết Na nhớ ba thế này, ở xa ba sẽ vui lắm đấy!”. Vợ tôi nói dối con gái một cách ngọt ngào, cô ấy trầm ngâm đưa tay lên vuốt tóc con bé cố nén những giọt nước mắt âm ỉ trong lòng chực trào ra.

“Nhưng nhà mình có nghèo đâu mà ba phải đi công tác suốt thế hả mẹ? Ước gì ba làm gần nhà để sáng nào cũng đưa con đi học, chiều nào cũng đón con về nhà giống ba của mấy bạn trong lớp”. Con trai tôi lên tiếng.

Tám năm trước đây khi sinh cu cậu, vợ tôi bị băng huyết suýt chút nữa cả mẹ cùng con không qua khỏi. Khoảnh khắc vợ bước vào ca mổ quyết định, tôi nhớ rất rõ mình đã đứng ở hành lang bệnh viện khóc như mưa, cầu trời khấn phật cho vợ cho con tai qua nạn khỏi. Tôi còn mường tượng ra viễn cảnh ngày ngày hai vợ chồng đưa con đến lớp, tối về cẩn thận dạy con những nét chữ đầu tiên… Cuộc sống gia đình cứ thế trôi qua trong hạnh phúc… Thế mà từ đó tới nay đã hơn tám năm, thậm chí từ khi cháu bước vào lớp 2 tôi cũng chưa một lần đưa đón.

Nhìn hai đứa con thơ tội nghiệp nép vào vòng tay mẹ, tôi biết mình đã sai. Điều không ổn ở đây chính là mình đã thỏa mãn niềm vui cá nhân của mình bằng cách chà đạp lên hạnh phúc, hy vọng của người khác – những người thực sự cần có mình trên cõi đời. Lẽ ra bậc làm cha mẹ mới là kẻ phải hy sinh vì con cái, ấy vậy mà kẻ nam nhi đại trượng phu ra đường oai phong vỗ ngực như tôi lại là người mà lũ trẻ hi sinh niềm vui mòn mỏi trông ngóng ba trở về…

Đang chìm đắm trong mớ suy nghĩ hỗn độn thì con chó cụp đuôi dưới bếp chạ ra sủa ăng ẳng làm tôi giật bắn, rớt túi đồ chơi trên tay xuống đất. Lũ trẻ nhìn thấy ba đứa chạy lại ôm vai bá cổ, đứa nhảy cẫng lên ôm hôn rối rít hỏi han: “Ba đi công tác có mệt không? Sao ba lâu về với chúng con thế?”… Duy chỉ có vợ tôi là vẫn đứng đó, quệt nước mắt hiền từ mỉm cười.

Câu chuyện trên đã xảy ra cách đây gần mười năm. Trong suốt quá trình giảng dạy ở trường Đại học sau này, nhiều sinh viên hỏi tôi: “Thầy ơi, hạnh phúc là gì?” Hạnh phúc là khi chúng ta có một công việc yêu thích để làm từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối và một gia đình để yêu thương từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau”. Tôi thường trả lời học trò của mình như thế, mỉm cười và nghĩ đến vợ cùng các con.

Tags:

Bài viết liên quan