Mẹ và Con - Trong giai đoạn giãn cách xã hội, chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều gia đình bị mất cân bằng sẽ rất dễ để gặp phải nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe tốt hơn, bạn nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Do đó, nhận diện các triệu chứng cũng như tự chăm sóc bản thân tốt hơn là điều mà bạn lúc nào cũng cần phải lưu tâm. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn, khi mà nguồn lương thực, thực phẩm trở nên khan hiếm, dẫn đến chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều gia đình bị mất cân bằng và không đảm bảo đủ dinh dưỡng, sẽ rất dễ để gặp phải nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản.

Cùng Mẹ và Con tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết sau đây để nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn, bạn nhé!

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là gì?

Hiện trượng trào ngược axit xảy ra khi chất dịch từ ​​dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Nó còn được gọi là trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn gặp các triệu chứng của trào ngược axit nhiều hơn hai lần một tuần, có thể bạn mắc phải một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) .

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận Hoa Kỳ (NIDDK), GERD ảnh hưởng đến khoảng 20% người dân ở Hoa Kỳ. Nếu không được điều trị, đôi khi bệnh này còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn nữa.

trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng trào ngược axit

Trào ngược axit có thể gây ra cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể lan dần lên cổ. Cảm giác này thường được gọi là chứng ợ nóng. Nếu bạn bị trào ngược axit, bạn có thể cảm thấy vị chua hoặc đắng ở phía sâu trong miệng. Bệnh này cũng có thể khiến bạn trào ngược thức ăn hoặc chất lỏng từ dạ dày vào miệng. Trong một số trường hợp, GERD có thể gây nên tình trạng khó nuốt cho bệnh nhân. Đôi khi nó cũng dẫn đến các vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như ho mãn tính hoặc hen suyễn.

Nguyên nhân gây ra trào ngược axit dạ dày

Cơ vòng thực quản dưới (LES) là một dải cơ tròn ở cuối thực quản của bạn. Khi hoạt động bình thường, nó sẽ giãn và mở ra khi bạn nuốt. Sau đó, nó thắt chặt và đóng lại sau đó. Trào ngược axit xảy ra khi LES của bạn không thắt chặt hoặc đóng lại đúng cách. Khe hở là nguyên nhân cho phép dịch tiêu hóa và các chất khác từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Các yếu tố nguy cơ gây ra GERD

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh GERD bao gồm:

  • Béo phì
  • Đang trong thai kỳ
  • Thoát vị gián đoạn
  • Rối loạn mô liên kết

Lối sống và những thói quen xấu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc GERD, bao gồm:

  • Hút thuốc
  • Ăn quá nhiều bữa ăn trong ngày
  • Nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn
  • Lạm dụng quá mức một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thức ăn chiên giòn hoặc có vị cay
  • Lạm dụng một số loại đồ uống như soda, cà phê hoặc rượu
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) như aspirin hoặc ibuprofen

Nếu bạn đã quá quen với lối sống như trên, hãy từng bước thay đổi để có thể giúp chính mình ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh trào ngược axit. 

Các biến chứng tiềm ẩn do bệnh trào ngược axit dạ dày 

trào ngược dạ dày 2

Khi bệnh nhân được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Các biến chứng tiềm ẩn do bệnh trào ngược axit dạ dày gây ra bao gồm:

  • Viêm thực quản
  • Hẹp thực quản, xảy ra khi thực quản của bạn thu hẹp hoặc thắt chặt
  • Barrett thực quản, do axit ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản
  • Ung thư thực quản
  • Hen suyễn, ho mãn tính hoặc các vấn đề về hô hấp khác, có thể phát triển nếu bạn hít axit dạ dày vào phổi
  • Mòn men răng, bệnh nướu răng hoặc các vấn đề răng miệng khác

Để giảm nguy cơ biến chứng, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng GERD đúng cách.

Các món ăn cần tránh nếu bạn mắc phải GERD

Một số loại thực phẩm và đồ uống sẽ kích thích khiến cho bệnh trào ngược axit càng thêm khó chịu. Các thực phẩm đó bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Thức ăn cay
  • Sô cô la
  • Trái cây họ cam quýt
  • Trái dứa
  • Cà chua
  • Củ hành
  • Tỏi
  • Cây bạc hà
  • Rượu
  • Cà phê
  • Trà
  • Nước ngọt

Các biện pháp khắc phục tại nhà 

trào ngược dạ dày

Nhờ thay đổi lối sống và các biện pháp điều trị tại nhà, mà không ít người đã thoát khỏi các triệu chứng khó chịu do trào ngược axit gây ra. Một số mẹo bạn có thể tham khảo:

  • Bỏ hút thuốc lá
  • Giảm cân nếu bạn bị thừa cân
  • Chia nhỏ các bữa ăn 
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn
  • Tránh nằm sau khi ăn
  • Tránh thực phẩm và đồ uống gây ra các triệu chứng khó chịu
  • Tránh mặc quần áo chật
  • Dành thời gian thư giãn

Một số biện pháp chữa trị bằng thảo dược thường được áp dụng trong việc chữa trị GERD bao gồm:

  • Hoa cúc
  • Rễ cây cam thảo
  • Rễ thục quỳ

Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm về tác dụng của các loại thảo dược này, nhưng một số người đã chia sẻ rằng chứng trào ngược axit dường như đã thuyên giảm đáng kể sau khi dùng các chất bổ sung, thuốc hoặc trà có chứa các loại thảo mộc này.

Hen suyễn và GERD

Người ta báo cáo rằng hơn 75% người bị hen suyễn cũng bị GERD. Chúng ta vẫn có có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu thêm một cách chính xác về mối quan hệ giữa hen suyễn và GERD. GERD được cho là có thể làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Nhưng bệnh hen suyễn và một số loại thuốc điều trị hen suyễn, ngược lại, cũng có thể làm tăng nguy cơ bị GERD.

Sự khác biệt giữa GERD và chứng ợ nóng

Ợ chua, ợ nóng là một triệu chứng phổ biến của trào ngược axit. Hầu hết mọi người đều gặp phải tình trạng này trong thời gian dài. Nhưng nhìn chung, nếu bạn chỉ thỉnh thoảng gặp chứng ợ nóng thì đó không phải là đáng lo ngại. Nhưng nếu bị ợ chua nhiều hơn hai lần/tuần, bạn có thể bị GERD. 

Và như đã nói trên, GERD là một loại trào ngược axit mạn tính có thể gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Phòng bệnh vẫn hơn chưa bệnh phải không nào. Hãy thay đổi những thói quen xấu để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình, bạn nhé!

Bài viết liên quan