Mẹ và Con - Câu chuyện "Cha mẹ có nên để lại tài sản cho con" vẫn chưa bao giờ dừng gây tranh cãi. Với nhiều người, đây như một bước đệm giúp con cái có thể phát triển tốt hơn trong tương lai nhưng cũng có người cho rằng, để lại tài sản chính là bạn đang gián tiếp hại con của mình.

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á vẫn còn quan niệm cha mẹ cần để lại tài sản cho con. Người làm cha mẹ phải có của để dành, tài sản tích lũy cho con cái của mình. Khi con cái trưởng thành, toàn bộ tài sản của cha mẹ như nhà cửa, đất đai, xe cộ,… đều nghiễm nhiên thuộc về con của họ.

Tuy nhiên với nhiều câu chuyện đau thương xảy ra xung quanh việc anh chị em trong nhà cãi nhau giành tài sản thừa kế, con cái tìm cách để nhận tài sản thừa kế từ cha mẹ,… đã đặt ra câu hỏi, thật sự cha mẹ có nên để lại tài sản cho con.

Cha mẹ có nên để lại tài sản cho con?

Có điều kiện kinh tế sẽ giúp con phát triển tốt hơn trong tương lai

Một nền tảng kinh tế tốt có thể giúp trẻ được học tập trong môi trường tốt hơn, tiếp cận với nhiều phương pháp giáo dục từ khắp mọi nơi trên thế giới, có cơ hội được đi nhiều nơi để kết bạn với mọi người và cùng học hỏi những điều hay từ khắp bạn bè trên khắp thế giới.

Một nền tảng kinh tế tốt giúp trẻ có thể yên tâm học hành mà không bị chi phối quá nhiều bởi câu chuyện kiếm tiền, khi con chọn ngành nghề cho tương lai cũng sẽ chú ý hơn đến việc chọn ngành nghề mà con yêu thích thay vì chỉ quan tâm đến những ngành nghề có thể giúp con kiếm ra tiền.

Việc cha mẹ để lại tài sản cho con sẽ giúp trẻ tạm có một bệ đỡ vững chắc về mặt kinh tế trong khoảng thời gian đầu tiên, khiến trẻ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển tương lai của mình về sau.

Xem thêm:

Cha mẹ có nên để lại tài sản cho con hay không

Nhiều tài sản khiến con ỷ lại hơn

Mặt trái của việc cha mẹ để lại tài sản cho con chính là trẻ có thể dần ỷ lại vào cha mẹ của mình. Khi thấy gia đình đã nhiều tài sản, có “của ăn của để” thì trẻ sẽ dần mất đi động lực để cố gắng phấn đấu và vươn lên. Nhiều người xem chính tài sản của cha mẹ mình như một “bầu sữa mẹ”, khi đói thì sẽ được bơm no, khi hết tiền lại quay về với cha mẹ của mình. Cha mẹ càng có nhiều tiền, con cái sẽ càng dễ ỷ lại vào chính phần tài sản này.

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo khó, không được đầy đủ về vật chất như bạn bè của mình thường sẽ có nhiều động lực để phát triển bởi lúc nào trẻ cũng muốn vượt qua khỏi hoàn cảnh gia đình và có cuộc sống sung túc hơn về sau. Đây sẽ là một đòn bẩy tốt giúp trẻ có thể vươn xa hơn trong tương lai.

Hay nếu cha mẹ không để lại tài sản cho con thì sao? Lúc này, những đứa con sẽ buộc phải tự lập trên chính đôi chân của mình, học được cách biết được những mục tiêu của mình là gì và mình cần phải làm gì để thực hiện ước mơ này.

Dễ sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình

Cha mẹ để lại tài sản cho con trưởng nhiều hơn con út, cha mẹ thương con trai hơn con gái, cha mẹ chẳng nói gì nên các anh chị em trong gia đình cứ thay nhau tranh giành tài sản là những câu chuyện thực tế đau lòng mà chúng ta thường nghe được khi đề cập đến vấn đề “thừa kế”.

Việc cha mẹ để lại tài sản cho con nếu không cẩn thận sẽ gây nên những tranh cãi, mâu thuẫn giữa chính các thành viên trong gia đình, làm mất tình đoàn kết hay thậm chí có thể khiến gia đình tan rã.

cãi nhau vì không để lại tài sản cho con

Cha mẹ không có tiền dưỡng già

Nếu bạn muốn chia sẻ kinh tế với con cái khi con trưởng thành và để lại tài sản cho con, thậm chí là cho con toàn bộ tài sản của mình thì có thể, vẫn sẽ có những trường hợp đau lòng khi sau này, bạn sẽ không có tiền dưỡng già vì con cái làm ăn thua lỗ, không đủ tiền chăm lo cho bố mẹ của mình hay đơn giản là không muốn chăm sóc cho bố mẹ của mình…. Đây cũng là điều khiến nhiều người cân nhắc khi đề cập đến vấn đề cha mẹ có nên để lại tài sản cho con?

Xem thêm:

Vậy nên cho “cần câu” hay “con cá”?

Cha mẹ để lại tài sản cho con cái cũng chẳng sai nhưng nếu không để lại tài sản cho con thì cũng là điều hoàn toàn bình thường. Ông cha ta từng có câu: “Miệng ăn núi lở”. Nếu không biết cách sử dụng đồng tiền thì cho dù có để lại khối tài sản khổng lồ rồi một ngày cũng sẽ hết.

Còn nếu chỉ dạy con cách kiếm tiền mà không tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con thì hành trình phát triển của con dường như cũng vất vả hơn khi “vạch xuất phát” của con lại chậm hơn bạn bè của mình gấp nhiều lần.

để lại tài sản cho con

Nếu muốn con có thể có một tương lai vững chắc nhất, bạn hoàn toàn có thể cho con một chiếc thuyền câu cá với cần câu và cả những “con cá dự phòng” trong trường hợp bất đắc dĩ để con vượt sóng ra khơi đánh bắt cá và trở thành người thuyền trưởng thành công nhất.

Tài sản tích lũy không phải lúc nào cũng là tiền mà đó còn có thể là những kỷ niệm, những bài học, những con người mà con có thể tiếp xúc.

Chẳng hạn như một người bố là doanh nhân thành đạt có thể cho con đến những buổi gặp gỡ để mở rộng quan hệ ngoại giao và tốt cho việc kinh doanh sau này của con. Hãy dạy con cách làm người tử tế, cho con có những ngôi trường tốt, được tiếp cận với nhiều nền giáo dục khác nhau, có điều kiện phát triển sự nghiệp, có môi trường sống tốt,…

Như vậy chính là bạn đang đóng cho con một con thuyền tốt để con có thể “ra khơi” trong tương lai. Còn sau này việc con có thể lèo lái con thuyền này đến đâu, tiếp tục đánh bắt được bao nhiêu cá thì còn tùy thuộc vào khả năng của con.

Và nếu muốn để lại tài sản cho con, bạn cũng cần xác định yếu tố thu nhập của gia đình và mục tiêu tài sản mà bạn muốn để lại. Bạn có thể xác định tổng thu nhập gia đình là bao nhiêu, có thể tích luỹ được bao nhiêu, cho con bao nhiêu là đủ,… thay vì cứ mãi hy sinh cuộc đời của mình để tạo ra tài sản cho con cái đến quên bản thân.

Ngoài ra, “cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Dù bạn có dạy dỗ con như thế nào thì cũng có những trường hợp con hư hỏng, bất hiếu, không phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Vì thế, hãy cứ chuẩn bị cho mình một khoản tiền đủ cho những bất trắc có thể xảy ra như ốm đau, bệnh tật,… thay vì cho con cái hết tài sản của mình bạn nhé!

Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau về việc cha mẹ có nên để lại tài sản cho con. Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Cùng chia sẻ cảm nghĩ với Tạp chí Mẹ và Con bạn nhé!

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!