Mẹ và Con - Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta thất bại trong việc nuôi dạy con cái. Liệu bạn đã biết mình "sai" ở đâu và cần cải thiện gì?

Sinh một đứa trẻ đã khó, nuôi dạy một đứa trẻ nên người lại càng khó hơn gấp trăm lần. Và đôi lúc, bạn sẽ thấy bản thân mình thất bại trong việc nuôi dạy con cái. Vì sao lại thế bạn nhỉ?

Nguyên nhân bạn dễ thất bại trong việc nuôi dạy con cái

Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta không thể kết nối cảm xúc với những đứa con của mình, khiến con cái dần xa cách bố mẹ. Chúng ta dễ gặp thất bại trong việc nuôi dạy con, vì một số lý do sau đây:

Bố mẹ quá độc đoán

Theo nhà tâm lý học, Tiến sĩ Diana Baumrind, bố mẹ độc đoán chính là những người có quá nhiều nguyên tắc và giới hạn trong việc nuôi dạy con. Họ khen thưởng hoặc trừng phạt con dựa trên những tiêu chí được đặt ra sẵ, không thể thay đổi.

Mẫu bố mẹ này thường thất bại trong việc nuôi dạy con cái bởi chính sự thiếu linh hoạt của mình. Họ đòi hỏi trẻ phải răm rắp tuân theo các quy tắc mà không được ý kiến hay đòi hỏi ngược lại. Thậm chí, họ cũng không giải thích lý do vì sao trẻ phải tuân theo những luật lệ này.

Chính sự độc đoán của bố mẹ dần dần hình thành nên khát khao chống đối của những đứa trẻ. Chúng sẽ muốn nổi loạn, không nghe theo bất cứ điều gì từ bố mẹ của mình và những người xung quanh.

Hoặc, mẫu bố mẹ này sẽ thất bại trong việc nuôi dạy con cái bởi những đứa trẻ lớn lên ngày càng thiếu chính kiến, không biết tự bảo vệ quan điểm của mình mà chỉ nghe theo những gì người khác sắp đặt sẵn.

thất bại trong việc nuôi dạy con

Bố mẹ dễ dãi

Nếu sự độc đoán có thể khiến bố mẹ thất bại trong việc nuôi dạy con cái thì tư tưởng nuôi dạy con dễ dãi quá mức cũng vậy. Nhiều phụ huynh không đặt ra bất kỳ quy định hay giới hạn nào của con mà chiều theo toàn bộ ý muốn của con. Điều này thường xuất phát từ tình yêu thương của bố mẹ hoặc sự thiếu quan tâm quá mức.

Chính sự dễ dãi này có thể “châm ngòi”, cổ vũ cho sự nổi loạn của trẻ, khuyến khích con làm những điều không được phép hoặc có hại. Lúc này, trẻ không chỉ dễ gánh những hậu quả xấu do chính hành động của mình mà còn có thể xảy ra trường hợp trẻ bực tức khi có ai đó phản đối con. 

Tuy sự độc đoán khiến bố mẹ thất bại trong việc nuôi dạy con cái nhưng việc nuôi dạy con theo kiểu vô kỷ luật cũng làm hại đến tương lai của con. Do đó, bố mẹ cũng cần biết khi nào nên để trẻ tự do và khi nào thì nên nói “KHÔNG” với con!

Bố mẹ nghiện ngập

Không phải chỉ nghiện rượu, nghiện ma túy thì mới gọi là nghiện. Có rất nhiều hành vi được xem là “nghiện”, chẳng hạn như nghiện mạng xã hội, nghiện mua sắm, nghiện cờ bạc,…

Và tất cả những cơn nghiện này khiến chúng ta dễ rối loạn sức khỏe tinh thần và thể chất, trở nên bỏ bê con cái khiến con bị tổn thương về nhiều mặt. Một đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi, không quan tâm, thiếu thốn về mặt tình cảm thì khó có thể lớn lên một cách bình thường được. Đây chính là lý do khiến nhiều bậc bố mẹ thất bại trong việc nuôi dạy con mà không hề hay biết.

phương pháp nuôi dạy con

Bố mẹ mắc bệnh tâm lý

Bệnh tâm lý diễn ra với muôn hình vạn trạng, từ những căn bệnh thường gặp như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… đến những căn bệnh “lạ” hơn như rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tất cả đều có ảnh hưởng đến tình trạng bạn thành công hay thất bại trong việc nuôi dạy con cái của mình. 

Với bố mẹ đang gặp vấn đề về tâm lý thì thường sẽ không có đủ nhiệt huyết hay năng lượng tích cực trong việc nuôi dạy con. Chúng ta sẽ khó có thể làm tròn trách nhiệm làm bố, làm mẹ, khiến con cái của mình không được quan tâm một cách trọn vẹn.

Hơn nữa, chúng ta cũng khó có thể kiểm soát được những hành vi của bản thân, có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tinh thần của con. Vì thế, có thể thấy nhiều bố mẹ thất bại trong việc nuôi dạy con cái vì bản thân chưa thể giải quyết được những rắc rối về sức khỏe tinh thần mà mình đang gặp phải.

Bố mẹ nghiện công việc 

Nghiện công việc có thể mang đến cho bạn nhiều kết quả tích cực như dễ dàng thăng chức, có sự ổn định về mặt kinh tế, thu nhập cao, được mọi người xung quanh nể trọng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ dành thời gian cho công việc quá mức thì cũng đồng nghĩa với việc thời gian chúng ta con cái sẽ ít đi.

Sự ưu tiên của chúng ta lúc này nằm ở công việc chứ không phải là những đứa trẻ. Vì thế, chúng ta không thể biết được con của mình đang trải qua những vấn đề gì, cần gì,…

nghiện công việc bỏ lỡ việc nuôi dạy con

Bố mẹ quá chú trọng thành tựu 

Sự thất bại trong việc nuôi dạy con cái có thể đến từ việc chúng ta quá coi trọng thành tích. Chúng ta muốn con đạt được thành tích trong học tập, trong công việc mà quên mất rằng, hạnh phúc của con mới là điều quan trọng nhất. Điều này khiến con cái trở nên ngột ngạt và khó chịu khi buộc phải sống một cuộc đời không như mình mong muốn.

Bố mẹ không có sự thống nhất

Bạn có biết, việc bố mẹ không thống nhất với nhau trong việc nuôi dạy con cái, vợ chồng cãi nhau vì không cùng quan điểm dạy con chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc nuôi dạy con cái. Lúc này, con sẽ không biết phải làm theo ý của bố hay mẹ, dẫn đến việc con tự ý làm theo ý mình.

thảo luận việc chăm sóc con

Làm sao để làm bố mẹ “thành công”?

Để hạn chế tối đa sự thất bại trong việc nuôi dạy con cái, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc nuôi dạy con sau:

  • Nuôi dạy con cái là trách nhiệm của cha mẹ, không phải của giúp việc hay một ai khác. Chính bố mẹ phải là người tập trung và dành nhiều thời gian ở bên con nhiều nhất.
  • Học cách tôn trọng trẻ bởi theo quan điểm trong cách dạy con của người Mỹ, sự tôn trọng chính là chìa khóa để duy trì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. 
  • Có thể đặt ra các hình phạt nghiêm khắc, có tính răn đe cao nhưng phải có tính linh động, nói không với việc độc đoán.
  • Để trẻ được nói lên suy nghĩ, chính kiến của mình và để trẻ được trải nghiệm những điều mà con mong muốn nếu điều đó không nguy hiểm hay vi phạm pháp luật, đạo đức.
  • Làm gương cho con, không được đặt ra nguyên tắc cho con nhưng bố mẹ lại là người “vi phạm”, làm trái với những nguyên tắc này.
  • Thống nhất trong phong cách dạy con cái giữa bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình. 

nuôi dạy con cái

Sự thất bại trong việc nuôi dạy con cái có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hy vọng qua bài viết của Mẹ và Con, bạn có thể rút thêm kinh nghiệm để có thể hoàn thiện thêm kế hoạch nuôi dạy con từ khi con chào đời đến khi con trưởng thành.

Bài viết liên quan