Mẹ&Con - Con bạn chậm nói mặc dù bé rất thông minh và đầy tình cảm (nghĩa là bé chỉ chậm nói đơn thuần chứ không phải bệnh). Vậy, bạn cần làm gì cho trẻ để giúp bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn, bắt kịp đà “nhanh nói” của bạn bè cùng lứa? Bé trốn bò có sao không? Nghỉ lễ, nhiều trẻ bị tai nạn khó ngờ Nuông chiều quá mức, con cưng chậm nói

Nhận diện bé chậm nói

Trước tiên, xin khẳng định là bạn đừng so sánh bé với… con nhà hàng xóm, rồi hốt hoảng cho rằng sao con mình lại nói ít, trong khi bé kia nói rất nhiều. Việc xác định trẻ có chậm nói hay không cần có “chuẩn” khoa học đàng hoàng.

dau-hieu-con-cham-noi-va-cach-xu-ly

Đối với trẻ 24 tháng tuổi, trẻ được coi là phát triển tốt về mặt ngôn ngữ nếu:

– Nói được một câu có nghĩa có 2 từ (có thể chưa cần chuẩn xác hoàn toàn). Ví dụ: “Mẹ ơi, bánh!” (Mẹ ơi cho con bánh!), “Bà thơm” (Bà hôn cháu đi!), “Ba chơi” (Ba chở con đi chơi”.

– Chỉ được ít nhất 6 bộ phận cơ thể khi người khác đọc tên. Ví dụ: “Đầu con đâu? Bụng con đâu? Mắt con đâu? Mũi con đâu?”… (Chưa cần bé gọi được tên, chỉ cần bé hiểu đúng).

– Chỉ và biết gọi tên được 4 con vật hoặc hình 4 con vật. Ví dụ: “Chó”, “Mèo”, “Gà”, “Bướm”… (Bé có thể nói tên bất cứ con gì, không nhất thiết phải là những con vật này. Miễn bé nhận diện đúng hình con vật và phát âm đúng tên 4 con vật (âm đơn, chưa cần phải là “hà mã” hay “lạc đà”).

– Trẻ hiểu và làm theo được 2 hành động mà người khác nói. Ví dụ khi mẹ nói: “Bin đưa mẹ cái khăn”, nếu bé làm chính xác mà không nói gì cũng đã được xem là “có điểm” ở phần này.

Nếu con bạn chưa làm tốt những phần trên?

24 tháng tuổi trở lên, nếu con chưa làm tốt những phần trên, có thể bước đầu xem như bé chậm nói. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng về chuyện này, vì chậm nói đơn thuần hoàn toàn có thể khắc phục và sau đó, khi đã nói tốt thì bé có thể nói nhanh, diễn đạt phong phú thậm chí hơn cả các bạn đã từng vượt bé vào thời điểm trước.

CẨN TRỌNG VỚI TI GIẢ VÀ… TIVI!

Việc cho trẻ ngậm ti giả quá nhiều hoặc xem tivi quá nhiều đều có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chậm nói. Thực tế, bé vẫn phát triển ngôn ngữ thông qua việc nghe – tiếp nhận, hiểu thông tin. Tuy nhiên, bé lại mất đi khả năng tương tác lại với người khác. Cũng giống như khi bạn học một ngoại ngữ, bạn rèn nghe nhiều sẽ nghe hiểu tốt, nhưng nếu bạn không chịu “tập nói”, luyện kỹ năng nói thì bạn vẫn lúng túng khi giao tiếp trực tiếp với một người nước ngoài dù hiểu hết mọi điều họ nói. Ở bé, việc xem tivi và ngậm ti giả nhiều làm mất đi cơ hội tương tác cùng người khác cũng mang đến kết quả giống như vậy!

dau-hieu-con-cham-noi-va-cach-xu-ly

Xem tivi nhiều khiến bé chậm tương tác với người khác

Bé bú mẹ nói tốt hơn bé bú bình?

Đúng vậy! Nguyên nhân bắt nguồn từ việc khi bé ngậm bình sữa, phần lưỡi của trẻ sẽ ít hoạt động, hầu hết chỉ tập trung vào đôi môi. Ngược lại khi bé ti mẹ, động tác lưỡi của trẻ hoạt động linh hoạt, từ đó việc phát triển ngôn ngữ nói của trẻ sẽ tốt hơn.

Tập cho bé như thế nào để bé nói tốt hơn? Chúng ta sẽ bắt đầu với việc “chơi”. Thông thường, trẻ chậm nói là do ít thời gian được chơi cùng người khác, thay vào đó người giúp việc sẽ mở tivi cho trẻ ngồi yên, trẻ được yêu cầu “chơi một mình” với đống đồ chơi. Như vậy, cái thay đổi đầu tiên và cơ bản nhất chính là hãy dành thật nhiều thời gian để chơi cùng bé.

Những trò chơi được chọn “chơi cùng” trong khoảng thời gian này cần khuyến khích bé “nói” càng nhiều càng tốt. Bạn có thể chọn những trò đọc thơ, kể chuyện, đọc sách cho trẻ nghe, có thể cho trẻ xem hình và đố con đấy là con vật gì, phát âm nhiều lần nhằm khuyến khích con bắt chước.

Bạn cũng nhớ nhắc mình thật kiên nhẫn. Vì bé đã chậm nói thì không phải là chỉ mất vài tuần hay vài tháng mà nhanh chóng “nói vèo vèo” được. Nên nói đến những gì hiện hữu rõ rệt trước mặt bé, đừng nói cái mà bé phải tưởng tượng ra. Ví dụ: Đưa cho con một quả bóng, bạn lặp đi lặp lại: “Bóng… Bóng…”.

Cũng nên đổi không khí cho bé thường xuyên bằng cách đưa trẻ ra ngoài, vì khi đó, bé sẽ tò mò hơn, chịu chú ý hơn và nghe – hiểu – tập nói nhiều hơn về những điều mới mẻ ở quanh mình. Nhớ đừng quên khuyến khích bé thường xuyên, động viên con: “Con giỏi quá!” để bé cảm thấy thích thú hơn.

Trẻ chậm nói sẽ ảnh hưởng gì?

Trẻ chậm nói dễ bực tức vì không biết cách bộc lộ hết suy nghĩ, cảm xúc của mình. Bạn cần kiên trì với con, hướng dẫn con cách biểu đạt bằng động tác trước khi con có thể nói được dễ dàng.

Trẻ chậm nói dễ mất tự tin trong giao tiếp, vì vậy bạn cần đưa con ra ngoài nhiều hơn, quan sát và giúp đỡ bé kịp thời, nhưng hãy để bé được tự do chơi với bạn.

“Ngôn ngữ trẻ không tự nhiên mà có. Nó chỉ xuất hiện khi có sự tương tác với người khác. Tức là, thông qua tiếp xúc với thế giới xung quanh, trẻ phát triển được nhận thức và ngôn ngữ”.

dau-hieu-con-cham-noi-va-cach-xu-ly

Những bà mẹ có con chậm nói khác đã làm thế nào?

1. Không ngừng nói chuyện với con

Hãy “nói bù” cho giai đoạn trước đó. Bạn có thể nói với con về bất cứ thứ gì, bất cứ thời điểm nào. Tắm cho con thì dạy con nói “nước”, “tay”, “chân”, “áo”, “quần”… Đưa con đi chơi thì dạy con “đường”, “xe”, “đèn”… Kể cả mở tivi cũng ngồi bên cạnh, không ngừng gọi tên các con vật trong phim hoạt hình, nói chuyện với con.

2. Thực sự lắng nghe

Bất cứ con bập bẹ thứ “vô thưởng vô phạt” nào, bạn cũng cần dành thời gian chú ý. Khi bạn thật sự chú ý, bé mới có hứng để nói được. Đứa trẻ chậm nói thì mỗi lời nói lại càng quý và càng cần mẹ chú ý nghe, để hiểu đúng, chỉnh cho con, khuyến khích con.

3. Gợi chuyện để nói với con

Đừng chỉ “nói” liền tù tì. Bạn cần đặt câu hỏi, ví dụ đưa ra hai dĩa, một bên là trứng, một bên là cá, bạn sẽ hỏi: “Con thích ăn trứng hay ăn cá? Trứng nhé? Hay cá?”, chỉ cho con từng bên, phát âm rõ, chờ đợi bé đáp lời bạn.

4. Đọc cho trẻ nghe

Đọc truyện cho trẻ là một cách hiệu quả để con tiếp xúc với từ vựng. Mỗi ngày, trước khi bé đi ngủ bạn đều cần dành ra nửa tiếng để đọc truyện cho con nghe và đặt câu hỏi về những tình tiết truyện.

7. Chơi trò chơi cùng con

Cho bé chơi những trò đoán con vật qua âm thanh để gây chú ý với bé chẳng hạn. Chơi là cách luôn mang đến sự thoải mái nhất để giúp bé học nói tốt.

8. Xây dựng môi trường học tại nhà

Bạn hãy chuẩn bị sẵn cho mình những sách tranh truyện, các đĩa bài hát, các tấm bảng có hình những con vật như ở một trường mẫu giáo. Khi cho bé học trong môi trường ở nhà, bé sẽ thấy thoải mái hơn và dạn dĩ hơn.

3 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI DẠY BÉ CHẬM NÓI

1. Lặp lại lỗi phát âm của trẻ

Thấy con nói chưa chuẩn nhưng muốn khuyến khích con nên nhiều bà mẹ cứ chọn cách nói “sai” theo những phát âm của con. Ví dụ khi bé nói “thỏ” chỉ thành “ỏ”, mẹ… mừng quá mà cứ đọc theo con “con xỏ / con hả con?” mà quên cả việc quan trọng là chỉnh lại cho con.  

Hãy uốn nắn ngay từ đầu một cách vui vẻ để bé không bị áp lực. Ít nhất là bạn lặp lại từ đúng với một nụ cười. Con sẽ hiểu rằng mình cần bắt chước theo mẹ trong những lần sau.

2. Dạy bằng ngôn ngữ của con

Trẻ chậm nói chỉ nói rất ngắn, rất ít chữ. Phần còn lại mẹ tự… đoán và “phiên dịch” cho người khác. Nhưng nếu mẹ tỏ ra hiểu liền và không sửa, thậm chí còn nói theo cách mà con hay nói thì đó lại là cách chưa đúng. Ví dụ nếu bé chỉ nói được “ba hơm” (“Ba ơi, thơm (hôn) con!”) thì bạn không nên cứ hùa theo, nói “ba hơm” mỗi lần đưa bé đến gần ba. Bạn cần nói rõ cho con hiểu cách diễn đạt đúng: “Ba ơi, thơm con!”. Có thể bé chưa bắt chước được nhưng bé sẽ hiểu đó là “đúng” chứ không phải “ba hơm”.

3. Mẹ hiểu… quá nhanh!

Trẻ chậm nói vẫn rất thông minh và rất biết cách “ra dấu” hoặc diễn đạt theo cách mà trẻ muốn. Nhưng nếu mẹ “hiểu” quá nhanh và đáp ứng yêu cầu đó quá nhanh (chẳng cần chờ trẻ nói) thì đúng là trẻ sẽ chẳng việc gì cần… nói cả. Ví dụ bé đập đập tay vào bụng, chưa gì mẹ đã… đưa cái bánh cho con (đáp ứng ý trẻ muốn ăn) là không nên. Dù bạn hiểu con ngay thì bạn cứ làm ra vẻ “không hiểu”. Ví dụ lặp lại: “Con muốn gì?”, “Có phải con muốn ăn bánh không?”, “Mẹ đưa bánh cho con hả?”, “Bánh hả?”, “Bánh!”, “Con nói đi, bánh!”. Bằng cách kiên trì và “giả bộ không hiểu” như thế, bạn sẽ kích thích bé nói nhiều hơn. 

Tags:

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?