Mẹ&Con - “Không gì khổ cho bằng cưới vợ về, cho vợ sống chung với mẹ. Một chút chuyện cũng thành cãi nhau. Xuống phòng khách thì nghe mẹ mắng mỏ, lên phòng riêng thì vợ khóc lóc. Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu muôn đời vẫn là cuộc chiến kinh hoàng nhất. Mười cặp mẹ chồng nàng dâu, chắc phải có đến 9 cặp rưỡi… có vấn đề” - Anh Nguyễn Trọng Đức, (Q. Tân Bình chia sẻ). Hà Tĩnh: Mẹ chồng chém nàng dâu 13 nhát để dằn mặt Mẹ chồng, xin hãy trả con về nơi sản xuất Mẹ chồng - nàng dâu bất hòa chỉ vì cách chăm sóc cháu nội

Khi “Đất” không chịu “Trời”
Lời phát biểu của anh Đức với thẩm phán trong một buổi hòa giải ly hôn có thể hơi… quá ở xác suất phần trăm (chín cặp rưỡi có vấn đề), song ngẫm cho kĩ thì không phải là không có lý.

Lên bất cứ diễn đàn nào dành cho phụ nữ trên mạng, chủ đề được bàn cãi nhiều nhất, có số lượng người xem đông nhất bao giờ cũng là vấn đề mẹ chồng nàng dâu. Những cặp vợ chồng trẻ, lần đầu có con rất dễ xảy ra xung đột. Tuy nhiên, nếu làm một khảo sát nhỏ sẽ nhận thấy rằng: Tỷ lệ cặp vợ chồng trẻ sống riêng mà có xung đột đến mức ly hôn thường không quá mức cao, trong khi đó nếu sống chung với nhà chồng, hoặc sống riêng nhưng có những bà mẹ chồng “không chịu đựng nổi” thì tỷ lệ ly hôn này thường cao hơn rất nhiều lần.

Mẹ chồng – một thành viên “chính mà phụ, phụ mà chính” trong gia đình. Bà có thể là tác nhân kết nối, hòa giải, giúp vợ chồng hiểu nhau hơn nhưng đồng thời, bà cũng có thể là… dầu đổ thêm vào lửa, là nguyên nhân quan trọng cho khá nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ.

Bà mẹ trẻ nọ tên X trong một diễn đàn khá nổi tiếng bày tỏ: Đi làm dâu, sợ nhất gặp phải những dạng mẹ chồng thế này: “Thứ nhất là mẹ chồng muốn tự mình chọn vợ cho con trai, và con dâu lại không phải là người mà mẹ chồng định chọn. Thứ hai, mẹ chồng có sẵn suy nghĩ “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng”, coi con dâu là nộ tỳ không công của gia đình chồng. Thứ ba, những bà mẹ chồng muốn sở hữu và kiểm soát con trai suốt đời nên ghen tị và tức giận nếu thấy con trai đối xử bình đẳng, yêu thương vợ hơn mẹ. Thứ tư, mẹ chồng từng có cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc và bản thân có nhiều điều bất mãn với cuộc sống nên có tâm lý ghen tị với con dâu (vừa xinh, vừa trẻ, vừa sống dễ dàng, sung sướng…) Thứ năm, mẹ chồng tự cho là gia đình mình đẳng cấp cao hơn thông gia (có thực hoặc tưởng tượng ra thế), luôn cử xử như bề trên, nói xấu, khinh thường thông gia. Thứ sáu, mẹ chồng muốn sở hữu cháu đích tôn và can thiệp vào mọi thứ liên quan đến cháu, bất chấp việc mẹ chồng không phải… mẹ đẻ của đứa bé. Thứ bảy, mẹ chồng muốn nắm tài chính của con trai, theo kiểu hễ con trai làm ra bao nhiêu thì tịch thu hết để nuôi các em nó hoặc chi tiêu theo ý mẹ chồng…”

Cuộc chiến hoa hồng mẹ chồng, nàng dâu 5

Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu muôn đời vẫn là cuộc chiến kinh hoàng nhất. (Ảnh minh họa)

Chưa cần phân tích cụ thể những “thể loại” mẹ chồng được X kể ra ở trên thế nào, chiếm tỷ lệ bao nhiêu? Song, không thể phủ nhận rằng bên cạnh những mẹ chồng rất đáng quý, cư xử khéo léo, thương con trai – con dâu và luôn mong muốn gia đình đầm ấm thì cũng có không ít bà mẹ chồng luôn muốn tìm cách… khiêu chiến và tỏ ra rõ “vị thế” của mình với “người phụ nữ thứ hai” trong nhà.

Chuyên viên tư vấn tâm lý Thu Hiền (tổng đài 1080) chia sẻ: “Thật ra, hiếm có cô con dâu nào mới về nhà chồng đã… gây sự. Dù là người ngoan hiền, hay hơi có tí đanh đá dữ dẵn thì thời điểm đầu tiên, sau cưới tâm lý chung của 90% cô dâu là đều mong muốn có sự hòa thuân, yên ấm với nhà chồng. Đây chính là thời điểm quyết định.

Nếu mẹ chồng tỏ ra khéo léo, yêu thương con dâu thật lòng, mềm mỏng uốn nắn những cái sai của cô gái trẻ với thái độ bao dung, lắng nghe và thậm chí khen ngợi những điểm mạnh của con dâu thì sau đấy, gia đình thường cực kỳ yên ấm. Tuy nhiên, vấn đề là không mấy bà mẹ chồng chịu… làm điều này. Mang tâm lý mình là người bề trên, con dâu phải nịnh mình, phải chiều chuông mình chứ mắc gì mình phải khen ngợi hay “lấy lòng” con dâu? Vậy nên nhiều bà mẹ chồng tỏ ra khó chịu, bắt bẻ, xét nét… Điều này chính là chất xúc tác mạnh khủng khiếp để bắt đầu hình thành nên… “cuộc chiến hoa hồng”.

Giữa hai đầu chiến tuyến
Khổ nhất trong những trận chiến giữa mẹ chồng nàng dâu phải kể đến người chồng. Như trường hợp của vợ chồng anh Phúc, chị Thuận yêu nhau 4 năm trời nhưng mẹ chồng cứ “không ưa” vì chị Thuận theo tôn giáo khác. Chỉ một chi tiết nhỏ như thế, nhưng đã đủ gây sóng gió cho đôi bạn trẻ suốt 4 năm liền. Cả đến khi nhượng bộ đồng ý cho con trai cưới chị Thuận, bà mẹ chồng vẫn kiên quyết để bụng chuyện con dâu không chịu theo tôn giáo của chồng, giữ nguyên ý kiến “tự do tín ngưỡng”.

Xung đột ngày càng lớn hơn khi hai người phụ nữ chạm mặt nhau hàng ngày, dưới một mái nhà. Đến khi chị Thuận sinh con, cứ ngỡ thằng bé kháu khỉnh – đứa cháu đích tôn sẽ là sợi dây kết nối mọi thành viên trong gia đình… Song, không phải vậy. Bà một hai giành quyền quyết định mọi thứ về đứa cháu đích tôn, từ chuyện làm lễ cho cháu theo nghi thức tôn giáo gia đình đến chuyện đặt tên cho cháu, chăm sóc cháu… mẹ chồng đều tỏ rõ quyền uy.

Cô con dâu ngày mới cưới đã nhiều lần nhẫn nhịn, bức xúc dồn nén lâu ngày, đến lúc thì cái quyền “làm mẹ” bùng lên mãnh liệt. Cô cương quyết làm mọi thứ theo ý mình, không nghe theo ai. Thế là chỉ một thằng bé mà hai cách chăm sóc trái ngược nhau hoàn toàn được áp dụng vào. Bà và mẹ, người nào cũng khăng khăng mình đúng, người nào cũng muốn thể hiện “vị thế” của bản thân. Chỉ khổ cho anh Phúc – người chồng, người con trai trong gia đình.

Cuộc chiến hoa hồng mẹ chồng, nàng dâu 6

Mẹ chồng – nàng dâu bất hòa, tội nhất vẫn là anh chồng, người con. (Ảnh minh họa)

Từ khi có con, không ngày nào anh đi làm về mà yên được một chút. Hễ ngồi dưới nhà thì nghe mẹ cáu gắt, kể tội vợ, mắng mỏ là không biết gì mà cứ cãi. Khi lên phòng riêng trên lầu anh lại tiếp tục nghe vợ kể lể, đòi ẵm con về nhà mẹ ruột. Có những lúc anh phát điên lên, cáu gắt với vợ. Thế là không ai nhịn ai. Mẹ chồng những lúc như thế lại rót thêm dầu vào lửa, xúi con trai giành cháu, bỏ vợ. Mọi chuyện cứ căng như sợi dây đàn.

“Vai trò của người chồng trong lúc này cực kì quan trọng. Làm cách nào để cân đối mối quan hệ, giúp mẹ chồng nàng dâu hiểu nhau hơn? Đó là trách nhiệm của người đứng giữa. Tốt nhất, hai vợ chồng cần ngồi xuống trò chuyện, cùng bàn bạc với nhau để tìm ra hướng giải quyết. Tuyệt đối không bao giờ nên quát mắng, thậm chí… tát tai, cãi vã với vợ để buộc tội sao vợ dám cãi lại mẹ chồng. Tôi đã từng tư vấn rất nhiều ca ly hôn, nhưng khi không còn tìm được sự hòa hợp với nhà chồng, người phụ nữ chỉ mới muốn bỏ đi. Nhưng khi chồng cũng tỏ ra đứng về phía chiến tuyến bên kia, thì chuyện ly hôn sẽ rất dễ xảy ra” – Chuyên viên tâm lý Thu Hiền cho biết.

Một việc cũng không kém phần quan trọng, là cho dù đóng vài trò là ai, mẹ chồng hay nàng dâu trong mối quan hệ phức tạp này thì người phụ nữ cũng không nên cố chấp quá mức. Hãy biết mở rộng lòng yêu thương, nghĩ đến hạnh phúc trọn vẹn của cả gia đình. Đừng vì cái tôi quá lớn của mình mà bất chấp mọi thứ. Đặc biệt, không bao giờ vì nóng giận mà lớn tiếng xúc phạm, làm tổn thương nhau đến mức nặng lời. Vì một lời nói nặng nhẹ của mẹ chồng nàng dâu, ví dụ như đem gia đình con dâu ra xúc phạm sẽ như vết đinh đóng vào tường, không bào giờ lành hoàn toàn lại được.

“Cưa đổ” mẹ chồng, đâu khó?
Thật ra mẹ chồng hay xét nét, cằn nhằn con dâu cũng chỉ vì lo lắng, không biết vị thế của mình trong nhà có còn không? Không biết con trai mình còn thương mình, nghe lời mình không? Người già lại hay dễ tủi thân, nếu như ý kiến của mình không được con dâu làm theo. Để “khẳng định mình” bà hay can thiệp sâu vào đủ thứ chuyện trong mái ấm của gia đình bạn.
Hãy hiểu tâm lý này, và đừng quá để bụng đến những gì mẹ chồng “xét nét”. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp quá đáng đến mức bạn không còn chịu đựng được, hãy nghiêm túc bàn bạc với chồng để anh ấy nói chuyện lại với mẹ. Thật khéo léo, tế nhị thì vợ chồng bạn sẽ điều chỉnh được một số thứ mà không hề làm mất lòng ai. Tránh tối đa chuyện trực tiếp tranh cãi với mẹ chồng. Nói gì thì nói, bạn là con dâu, và hãy nghĩ đến những khó xử của chồng mình khi bạn làm như thế.

Để mẹ chồng đỡ can thiệp vào tất cả mọi chuyện và tranh luận với bạn trong tất cả mọi chuyện, tốt nhất bạn nên nhờ cụ thể mẹ chồng một vài việc nhất định. Đặt trọn niềm tin vào bà trong những việc này, khen ngợi bà khiến bà cảm thấy tự hào “thành quả” của mình và tập trung vào đấy.

Ví dụ nấu một bữa cơm, nếu mẹ nhờ mẹ chồng lo hẳn một món (bạn làm món khác) và sau đó hết lời khen ngợi món bà nấu thì mọi người sẽ đều vui vẻ cả. Trong khi đó nếu bạn không nhờ cụ thể, bạn nấu món nào mẹ chồng cũng can thiệp vào. Thử hỏi, làm sao hoàn tất một bữa cơm khi hai người phụ nữ đều muốn mọi thứ theo ý mình? Tương tự với những việc khác trong cuộc sống thôi, bạn ạ!

Tags:

Bài viết liên quan