Mẹ&Con – Dạy con tự lập trở thành một người thông minh, giỏi giang ở thì tương lai không dễ nhưng cũng không quá khó.
Trong quá trình dạy con tự lập, một nghiên cứu được công bố bởi American Psychological Association (Hiệp hội tâm lí học Hoa Kì) cho rằng: Việc ưu tiên khen ngợi các phẩm chất cá nhân (ví dụ lanh lợi, hoạt bát…) thay vì khen ngợi những cố gắng của trẻ sẽ khiến chúng có xu hướng cảm thấy hổ thẹn hơn.
Hạn chế khen ngợi các phẩm chất cá nhân
Nghiên cứu được công bố gần đây trên Journal of Experimental Psychology General (Tạp chí tâm lí học thực nghiệm tổng quan) cho thấy rằng: Những đứa trẻ hay tự ti dễ cảm thấy xấu hổ, khi người khác khen ngợi các phẩm chất cá nhân của mình.
Theo nguồn tin của Science Daily, tác giả Eddie Brummelman thuộc trường Utrecht University tại Hà Lan: “Hình thức khen ngợi cá nhân này có thể gây tác dụng ngược. Người lớn cho rằng việc khen ngợi những phẩm chất vốn có của trẻ sẽ giúp chúng chống lại cảm giác tự ti? Nhưng ngược lại, điều này cũng có thể khiến trẻ cảm thấy chúng chỉ được trân trọng khi thành công. Khi gặp thất bại sau này, trẻ có thể sẽ suy diễn ra rằng mình vô dụng”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy con tự lập.
Cần dạy con cách chấp nhận thất bại
Có lẽ, ngoài câu hỏi làm cách nào để khen ngợi khi trẻ thành công còn có một câu hỏi thú vị hơn, đó là “Làm sao để phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ khi chúng thất vọng?”
Cha mẹ luôn muốn những điều tốt lành nhất cho con mình? Nhưng hãy coi thất bại là chuyện bình thường, và ai cũng phải trải qua trước khi thực sự khôn lớn. Những lần thất bại của trẻ là thời điểm cần phải động viên, cổ vũ chúng trong quá trình dạy con tự lập chứ không phải chỉ trích, la mắng.
Ở một góc độ nào đó, việc động viên, cổ vũ con cái khi chúng gặp thất bại cũng chính là cách cha mẹ tự động viên mình. Con cái thường là nơi để cha mẹ tiếp tục theo đuổi những ước mơ, những tiếc nuối và khát vọng thời thơ ấu của chính mình. Nỗi thất vọng của trẻ cũng là nỗi thất vọng của cha mẹ, vì vậy cha mẹ phải khích lệ trẻ để an ủi những hi vọng và ước mơ đã mất của chính mình.
Về phần trẻ, theo cách nào đó, sự thất vọng là một trong những cảm xúc sớm và dễ nhận ra nhất mà chúng phải đối mặt. Sự phát triển tâm lí xoay quanh việc trẻ làm thế nào để chịu đựng những nỗi thất vọng không thể tránh được của cuộc đời. Vào những thời điểm quan trọng, trẻ nhận ra rằng thế giới có thể rất khắc nghiệt và tình yêu của cha mẹ chỉ có thể che chở cho chúng đến mức như vậy mà thôi. Sau đó bản thân chúng sẽ phát triển khả năng tự vệ, hoặc khả năng tự chữa lành thương tổn, để kiểm soát đau khổ và thất vọng.
Nếu các chiến lược này tỏ ra không đủ, trẻ sẽ nảy sinh niềm tin cho rằng mình vô dụng và bất tài – một cảm giác hầu như vô ích khi phải đối mặt với nỗi thất vọng. Nổi bật nhất là niềm tin hoặc cảm giác cho rằng “Cuộc sống là nỗi thất vọng, điều này quả là tồi tệ.”
Có thể trẻ (và cả phụ huynh) cần nếm trải nhiều hơn (chứ không phải ít đi) nỗi thất vọng, cần phải thân thuộc hơn với cảm giác thất bại. Bằng cách tập trung vào việc khen ngợi, chúng ta có thể từng bước vượt qua trải nghiệm thất vọng. Khi bắt đầu xoa dịu đau khổ, chúng ta có thể vô tình nói: “Chuyện con đau khổ có gì đó không ổn?”
Chúng ta có thể cởi mở, và trao đổi nhiều hơn về cách đối phó nỗi thất vọng của mình với tư cách là phụ huynh. Trẻ em nên được thấy cha mẹ chúng lúc nào cũng bình tĩnh, không tỏ vẻ khó hiểu, và không bao giờ bị căng thẳng.
Chúng ta cần khen ngợi trẻ, mỗi khi chúng kiểm soát thành công nỗi thất vọng. Chúng ta cũng cần phải tìm thêm nhiều cách diễn đạt tinh tế khác về sự thất vọng và tác động của nó. Ví dụ, chúng ta có thể nói về những giây phút dễ chịu hiếm hoi khi đang ở trạng thái thất vọng. Điều này sẽ khiến đứa trẻ có suy nghĩ lạc quan, và vượt lên chính mình bằng nhiều cơ hội đang chờ đợi phía trước.
Dạy con tự lập bằng cách không la mắng, chấp nhận và động viên khi chúng gặp thất bại là điều luôn đúng và chưa bao giờ “lỗi thời”.