Kiêng cữ khi mang thai rất quan trọng với những mẹ mới mang thai. Từng việc làm trong thời gian này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Chính vì thế mà các mẹ phải thật cẩn trọng trong từng bước kiêng cữ và những loại thực phẩm nên ăn hoặc nên hạn chế trong suốt thai kỳ.
Nhớ kỹ những điều Mẹ và Con chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ có một thai kỳ nhẹ nhàng, an toàn và cũng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Thời gian kiêng cữ khi mang thai quan trọng với mẹ bầu
Một thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn quan trọng là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Trong đó, giai đoạn hình thành toàn bộ cơ thể thai nhi chủ yếu nằm ở 3 tháng đầu nên đây được coi là giai đoạn quan trọng và nguy hiểm nhất với cả mẹ và bé.
Vì thế, mẹ nên cẩn trọng trong việc kiêng cữ khi mang thai và cả những loại thức ăn sẽ nạp vào cơ thể để tránh việc sảy thai hay thai chết lưu.
Kiêng cữ khi mang thai giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ
Là phụ nữ ai cũng có sở thích làm đẹp như nhuộm tóc hay sơn móng tay, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không làm đẹp theo những cách này trong giai đoạn 3 tháng đầu nhé.
Thời gian này mẹ bầu tránh tuyệt đối việc tiếp xúc với các hóa chất có nồng độ độc hại cao như sơn, xăng, chất tẩy rửa hay thuốc nhuộm quần áo.
Bởi lẽ, trong các sản phẩm này có chứa hai hoạt chất nitro và amino có tác động xấu trực tiếp đến đường hô hấp không chỉ riêng của thai phụ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Những loại hóa chất này có tác động cực kỳ xấu và tăng khả năng bị sảy thai, chậm phát triển, thai dị dạng hay thai chết lưu, nếu mẹ bầu tiếp xúc thường xuyên.
Tác dụng của các chất kích thích có trong rượu, bia và cà phê luôn là điều cần chú ý của các mẹ bầu. Các chất kích thích này sẽ khiến cho thai nhi bị dị dạng, nếu mẹ sử dụng nhiều hơn 200 ml bia rượu hay uống nhiều hơn 5 cốc cà phê mỗi ngày.
Chúng ta đều biết thuốc lá gây nguy hiểm về đường hô hấp cho những người trưởng thành, nhưng đối với người mang thai thì nó còn nguy hiểm hơn nhiều lần.
Nguyên nhân được giải thích là việc trực tiếp hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như dị tật thai nhi, sảy thai, chết lưu hay gây suy dinh dưỡng thai…
Tránh để bản thân bị cảm mạo hoặc mua thuốc về uống vì khả năng gây độc cho thai nhi hoặc dị dạng. Nếu có bệnh hoặc cảm thấy sức khỏe không ổn, mẹ bầu nên đến các phòng khám hay bệnh viện để được nhận sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ.
Kiêng cữ khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Sau 3 tháng đầu cực kỳ đầy thử thách, giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối cũng phần nào ổn định hơn với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, nhưng lại là giai đoạn bứt phá trong sự phát triển của thai nhi. Nhiệm vụ quan trọng nhất ở giai đoạn này là mẹ bầu tập trung bồi bổ cho cơ thể để giúp cho thai nhi có thể đạt được sự phát triển tốt nhất.
Theo các chuyên gia, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau để vượt qua thai kỳ một cách an toàn và thành công gặp được những thiên thần sau 9 tháng 10 ngày nhé:
-
- Tránh vận động hay lao động nặng nhọc sẽ dễ dẫn đến động thai
- Tránh mang, vác vật nặng quá 5kg
- Tránh lên xuống cầu thang, với tay nhiều lần trong ngày
- Tránh việc di chuyển đường xa, xóc nảy nhiều
- Giữ tâm trạng ổn định, không nên quá u buồn hay nóng giận
- Không nên mang giày cao gót
Những điều nên làm trong quá trình kiêng cữ khi mang thai
Nếu mẹ đang có bệnh phải điều trị bằng thuốc dài hạn như tim mạch, tiểu đường, cường giáp, lupus đỏ, động kinh… thì trước hết nên gặp bác sĩ để được tư vấn về việc điều chỉnh lượng thuốc, tần suất sử dụng trước và trong thời kỳ mang thai để tránh nguy hiểm cho mẹ và con.
Đến bệnh viện kiểm tra định kỳ trong suốt thai kỳ để luôn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi
Giữ cân nặng ổn định và tầm soát sức khỏe thai kỳ thường xuyên để ngăn ngừa tiểu đường gây sản giật hoặc tiền sản giật cho mẹ
Đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày sẽ giúp ích cho sự phát triển của bé và giữ cho mẹ luôn tràn đầy năng lượng cả ngày
Tập các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga hay vận động nhẹ như đi bộ, bơi lội sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong lúc lâm bồn cũng như giữ được cân nặng của mẹ ở mức ổn định
Bổ sung vitamin và các sản phẩm giúp bổ sung canxi vì trong quá trình mang thai, mẹ sẽ dễ mất đi lượng khoáng chất cũng như thiếu chất nếu không được bổ sung kịp thời
Kiêng cữ khi mang thai và thực phẩm cần tránh
Kiêng cữ khi mang thai và những thực phẩm cần tránh cần được các mẹ bầu hết sức chú ý. Bởi lẽ, thức ăn nạp vào trong thời điểm này cần được chú ý ở cả chất lượng lẫn số lượng.
Đồ ngọt
Đồ ngọt luôn là niềm yêu thích không chỉ của riêng mẹ bầu nhưng khi mang thai, việc nạp quá nhiều đồ ngọt sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ.
Tuy nhiên khi mang thai, chức năng thải đường ở thận của phụ nữ sẽ bị giảm ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu đường trong máu có chỉ số cao sẽ làm cho thận làm việc quá tải và dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu y học cho thấy nếu lượng đường nạp vào nhiều sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của bà bầu, từ đó sẽ tăng khả năng mắc virus và bị bệnh.
Đồ quá mặn
Việc nêm muối vào đồ ăn giúp tăng thêm khẩu vị khi ăn cho mẹ bầu thì đôi lúc, việc ăn mặn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Lượng muối nhiều bao nhiêu sẽ tăng tỷ lệ bị cao huyết áp của mẹ bấy nhiêu.
Việc tăng huyết áp ở mẹ bầu là một trong những yếu tố gây nhiễm độc thai nghén như phù nề, albumin niệu hay cao huyết áp…)
Vậy nên, trong thời gian mang thai, để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi, mẹ chỉ nên đảm bảo lượng muối được nạp vào chỉ dưới 6g mà thôi.
Đồ ăn chua
Thường khi mới ở giai đoạn 3 tháng đầu, các mẹ thường có triệu chứng nghén, buồn nôn, chán ăn và thích ăn đồ chua để giải tỏa cảm giác nghén.
Tuy nhiên, mới đây tại Cộng hòa liên bang Đức, một số nghiên cứu y khoa cho thấy rằng, việc nạp nhiều đồ chua vào thời kỳ này sẽ tích lại trong lúc tổ chức bào thai, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thai nhi gây ra dị dạng thai hoặc đột biến gen.
Vì vậy, trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, dù nghén đến đâu mẹ cũng nên hạn chế ăn quá nhiều đồ chua để giữ cho sự phát triển của thai nhi được ổn định.
Đồ nhiều dầu mỡ
Trong danh sách đồ ăn phải kiêng cữ khi mang thai, đồ nhiều dầu mỡ cũng được hạn chế trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu. Một số nghiên cứu y học cho thấy, nếu người mẹ ăn nhiều đồ ăn có nhiều mỡ thì con sinh ra sẽ dễ mắc phải bệnh ung thư sinh dục.
Dù về bản chất mỡ không gây ra bệnh ung thư nhưng tiêu thụ nhiều đồ ăn có dầu mỡ sẽ khiến tăng tổng hợp kích thích tuyến vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Đồ sống, tái hay chưa chín
Ăn chín uống sôi luôn là tôn chỉ trong việc kiêng cữ khi mang thai với các mẹ bầu. Bởi kí sinh trùng toxoplasmosis có khả năng kí sinh ở các loại thịt sống hoặc các loại đồ ăn chưa được nấu chín.
Loại kí sinh trùng này gây nên biến chứng sảy thai trực tiếp hay chết lưu thai nếu tiêu thụ loại thực phẩm này trong thai kỳ.
Chính vì thế, phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh ăn những thực phẩm chưa được chế biến kỹ, còn tái hay đồ sống để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như cho thai nhi.
Những kiêng cữ khi mang thai vừa được Mẹ và Con liệt kê ở trên hy vọng là sẽ giúp cho mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Hãy note ngay vào sổ tay và chia sẻ với các mẹ bầu khác, mẹ nhé!