Mẹ&Con – Hiện tượng màng ối bị rách khi thai chưa đủ 37 tuần được xem là vỡ ối sớm. Điều này có thể khiến mẹ bầu phải kết thúc thai kỳ sớm hơn dự định. Nếu chẳng may gặp phải tình huống này, mẹ bầu bình tĩnh xử lý theo những hướng dẫn dưới đây: Mẹ 9x vỡ ối trong rạp phim và chuyện đi đẻ "chẳng giống ai" Vượt qua cơn đau lúc chuyển dạ chỉ với 6 cách này 9 bí quyết giúp bạn giảm đau đớn khi chuyển dạ

Vai trò của túi ối

Túi ối bắt đầu hình thành khoảng 12 ngày sau khi thụ thai. Đây là môi trường để thai nhi hấp thụ chất dinh dưỡng, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ thai nhi trước các tác động từ bên ngoài.

Hiện tượng vỡ ối sớm

Vỡ ối sớm, cách xử lý nhanh nhất cho mẹ bầu 6

Màng ối bị rách trước khi chuyển dạ, vào lúc thai chưa đủ 37 tuần thì được xem là vỡ ối sớm. (Ảnh minh họa)

Hiện tượng màng ối bị rách trước khi chuyển dạ khi thai chưa đủ 37 tuần được xem là vỡ ối sớm. Lúc này, bạn nên sẵn sàng chuẩn bị tinh thần để bắt đầu cho hành trình vượt cạn.

Nếu cơn đau không diễn ra theo tự nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra hướng giải quyết thích hợp nhất. Bởi lúc này bạn đang cạn dần nước ối, nguy cơ thai nhi bị viêm nhiễm trước khi chào đời là rất cao. Khi vỡ ối ở tuần thai thứ 34-37, việc sinh nở sẽ diễn ra trong vòng 24 đến 48 giờ sau đó. Nếu quá thời gian này bạn sẽ phải sinh mổ.

Biến chứng khi mẹ bầu bị vỡ ối sớm

Vỡ ối sau tuần thai 23

Vỡ ối ở tuần thai thứ 23 là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh non. Lúc này mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay lập tức. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà bác sĩ sẽ chỉ định nên sinh thường hay mổ.

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi mẹ bầu bị vỡ ối sớm là cuống rốn bị rụng. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi không còn được cung cấp oxy và dưỡng chất để tiếp tục duy trì sự sống. Nguy cơ tử vong sẽ rất cao.

2 bước xử lý nhanh khi mẹ bầu vỡ ối sớm

Hiện tượng vỡ ối sớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể lúc bạn đang ở nhà, nơi làm việc, thậm chí là trong siêu thị… Nguy hiểm hơn nếu tình trạng vỡ ối đến “đột xuất” khi chỉ có một mình bạn ở nhà. Để đối phó với trường hợp này, mẹ bầu hãy thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn hãy hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, lập tức gọi cho người thân, bạn bè, xe cấp cứu hoặc bất cứ ai có thể đến giúp bạn nhanh nhất.

Bước 2: Trong lúc chờ người khác đến hỗ trợ, mẹ bầu hãy cố gắng uống thật nhiều nước để cơ thể không bị mất nước. Ngoài ra, để trấn an tinh thần bạn có thể nhẩm một bản nhạc hoặc nói chuyện với bé yêu.

Phòng tránh vỡ ối sớm

Mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như việc bảo vệ sức khỏe trong thời gian mang thai. Tránh việc va chạm vào bụng hoặc mang vác quá nặng. Đồng thời, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ và kiêng quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ. 

Tags:

Bài viết liên quan