Mặc dù chứng nghiến răng khi ngủ không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không phát hiện ra được nguyên nhân và tìm cách hạn chế, khắc phục, về lâu dài, tật cắn chặt răng lúc ngủ sẽ nguy cơ dẫn đến một số biến chứng khôn lường về răng miệng. Chẳng hạn như gây ảnh hưởng tiêu cực đến men răng, đau răng, đau khớp, rối loạn thái dương hàm… Để tìm hiểu thêm về tình trạng này, Tạp chí Mẹ và Con sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin sau đây:
Nhận biết thói quen nghiến răng khi ngủ
Nghiến chặt răng lúc ngủ là một thói quen xấu khi ngủ của nhiều người, kể là trẻ nhỏ và người lớn. Hiện tượng này không những gây nên nhiều phiền toái, khó chịu mà còn có thể gây nên nhiều tổn thương cho răng và hàm của người mắc phải.
Nghiến răng lúc ngủ là tình trạng nghiến chặt răng trong vô thức, có thể liên quan đến một vài rối loạn vận động trong giấc ngủ. Cụ thể hơn, người mắc phải tật này khi ngủ hai hàm răng sẽ tự nhiên ghì và siết chặt lại, tạo nên nhiều áp lực lên hàm và răng. Trong vô thức, khi lực nghiến quá mạnh có thể sẽ tạo ra âm thanh “ken két”, gây khó chịu cho người ngủ cùng.
Không những thế, người mắc chứng nghiến răng khi ngủ còn có thể mắc thêm một số hiện tượng khác như ngáy to, ngưng thở khi ngủ. Vì thế, để nhận biết chứng cắn chặt răng này có thể căn cứ vào một số dấu hiệu như sau:
- Xiết răng, nghiến chặt răng, phát ra nhiều âm thanh “ken két”;
- Lúc thức dậy phát hiện ra má bị tổn thương phía trong;
- Thức giấc giữa đêm;
- Nghiến răng còn gây nên đau tai, đau đầu;
- Răng bị tổn thương, sứt mẻ, mòn nứt, có dấu hiệu lung lay;
- Men răng bị hư tổn và để lộn lớp răng bên trong;
- Răng hàm bị đau ê, trở nên nhạy cảm hơn khi ăn;
- Thường xuyên bị mỏi hàm, hàm kém linh hoạt và gặp khó khăn khi mở ra và đóng lại;
- Hàm, cổ hoặc cơ mặt bị đau.
Cắn răng khi ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Thông thường, những trường hợp nghiến răng khi ngủ không để lại quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, kéo dài về lâu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ cũng như chất lượng sống/sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và người ngủ cùng. Những ảnh hưởng và biến chứng khôn lường có thể xảy ra, có thể kể đến như:
- Đau nhức đầu, tai;
- Gương mặt dần thay đổi, biến dạng;
- Răng, hàm, mặt sẽ có những tổn thương nhất định (đau, lệch, mỏi…);
- Răng yếu, bị mòn, gãy rụng…
- Dễ mắc phải hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Tại sao lại gặp tình trạng nghiến chặt răng trong lúc ngủ?
Nghiến răng khi ngủ có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố vật lý, tâm lý hoặc di truyền. Chẳng hạn như:
- Gặp nhiều cảm xúc tiêu cực: lo âu kéo dài, căng thẳng, nổi giận, khó chịu, thất vọng…
- Khi tập trung có tật hay nghiến răng;
- Nhai kích động khi ngủ;
- Gặp phải một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ như dừng thở khi ngủ.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ làm bạn dễ gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ như:
- Tuổi tác: Trẻ nhỏ thường gặp phải chứng nghiến chặt răng lúc ngủ hơn người lớn.
- Tính cách: Theo nghiên cứu, đa số những người có tính cách mạnh mẽ, có xu hướng cạnh tranh cao hoặc dễ bị xúc tác, kích động sẽ dễ có nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ cao hơn.
- Sử dụng thuốc và chất kích thích: Một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh tâm thần có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ dẫn đến mắc chứng cắn chặt răng lúc ngủ. Bên cạnh đó, những thực phẩm chứa chất kích thích khác như caffeine, rượu… cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.
- Di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu thành viên trong gia đình gặp phải hội chứng này, nguy cơ di truyền cho con cái khá cao.
- Một số hội chứng rối loạn khác: Nghiến răng khi ngủ cũng sẽ liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần khác như Parkinson, động kinh, rối loạn giấc ngủ, ngưng thở khi ngủ, tăng động, bệnh về dạ dày thực quản…
Khi khám bác sĩ, bạn sẽ được khảo sát những câu hỏi về sức khỏe răng miệng cũng như các loại thuốc sử dụng hàng ngày, thói quen sinh hoạt ban ngày và khi đi ngủ. Từ đây, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chứng cắn chặt răng lúc ngủ của bạn đang ở mức độ nào.
Những phương pháp cải thiện chứng nghiến răng khi ngủ
Chữa nghiến răng bằng cách can thiệp y tế
Tùy theo nguyên nhân, tình trạng cũng như mức độ nặng nhẹ của người bệnh như thế nào, bác sĩ sẽ có những can thiệp khác nhau. Khi khám, bạn sẽ được bác sĩ tiến hành kiểm tra một số những vấn đề sau đây:
- Mức độ đau nhức cơ hàm của người bệnh;
- Có đang bị mất răng, vỡ răng hay không;
- Kiểm tra mức độ tổn thương xương bên dưới và phần bên trong má;
- Khảo sát một số các rối loạn có thể gây ra chứng đau hàm, đau tai hoặc những vấn đề liên quan đến răng miệng, sức khỏe khác.
Trong suốt quá trình điều trị chứng nghiến răng khi ngủ, nếu bạn được xác định có những nguyên nhân liên quan đến giấc ngủ tác động, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên bạn nên đến gặp những chuyên gia về giấc ngủ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra xem có gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ hay không, mức độ nặng nhẹ của hội chứng ra sao. Đồng thời, nếu như nguyên nhân về tâm lý, bạn sẽ được bác sĩ khuyên nên trị liệu tâm lý trước.
Khi can thiệp y tế để điều trị chứng cắn chặt răng khi ngủ, bác sĩ sẽ có những đề xuất thêm về biện pháp nhằm cải thiện và ưu tiên bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bạn. Những việc này sẽ giúp bạn phòng tránh hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng, bạn cũng có thể sẽ được chỉ định uống thêm thuốc. Chẳng hạn như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, tiêm botox (dành cho mức độ nghiêm trọng và không đáp ứng được với những phương pháp điều trị khác)…
Bên cạnh đó, một số can thiệp nha khoa có thể được chỉ định sử dụng khi điều trị chứng nghiến răng khi ngủ có thể kể đến như:
- Dụng cụ bảo vệ hàm: Được làm bằng chất liệu mềm hoặc loại acrylic cứng. Những loại này đều được kiểm chứng an toàn, giúp người bệnh bảo vệ tối ưu được hàm răng của mình, giữ răng tách nhau ra nhằm tránh lại các tổn thương không đáng.
- Chỉnh nha: Nếu như phương pháp sử dụng dụng cụ điều trị khiến bạn khó chịu, bác sĩ sẽ chỉ định bạn chỉ định bạn nên sử dụng biện pháp chỉnh nha để chỉnh sửa lại những hư hỏng của răng.
Thay đổi tâm lý và thói quen sinh hoạt hàng ngày
Song song với những cách điều trị y khoa trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số phương pháp nhằm hạn chế hội chứng này, ví dụ như:
- Cố gắng kiểm soát tâm trạng tốt hơn: Hạn chế để tâm lý rơi vào những trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài… Bạn nên tìm những hoạt động giải trí giúp bản thân thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý hơn.
- Thay đổi tích cực khi ngủ: Khi bạn phát hiện bản thân mắc phải hội chứng nghiến răng khi ngủ, bạn có thể tự mình thay đổi tích cực hơn bằng cách điều chỉnh lại tư thế hàm và miệng khi ngủ, thư giãn cơ thể và đầu óc trước khi lên giường. Điều này vừa cải thiện được chứng nghiến răng, vừa giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn. Tham khảo thêm ý kiến của nhiều nha sĩ khi thực hành.
- Thay đổi tích cực trong sinh hoạt: Loại bỏ những đồ uống, thực phẩm chứa caffeine, cồn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau củ quả, lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng (đặc biệt là canxi, magie).
- Từ bỏ thói quen nhai/cắn những vật không phải thức ăn như bút chì, mở nắp bằng răng, kẹo cao su…
Bạn thấy đấy, nghiến răng tưởng chừng chỉ là một thói quen bình thường nhưng nếu không chỉnh sửa sẽ để lại nhiều tai hại cho sức khỏe răng miệng của chúng ta. Đừng để tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hy vọng qua bài viết trên, Mẹ và Con đã có những chia sẻ bổ ích về hội chứng nghiến răng khi ngủ. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!