Mẹ và Con - Không chỉ có người lớn mới bị trầm cảm, trẻ vị thành niên cũng có thể mắc chứng bệnh tâm lý này. Nhưng chúng ta thường không biết cách giúp đỡ chúng như thế nào nên dễ dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng...

Im lặng, từ chối nói chuyện, ngủ nhiều một cách bất thường, chỉ tập trung khi sử dụng điện thoại, chơi game, thường xuyên cáu kỉnh, quát mắng ba mẹ, tự nói chuyện một mình… Đó có thể là những biểu hiện của một trẻ vị thành niên mắc bệnh trầm cảm.

Không chỉ có người lớn mới bị trầm cảm, trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên thì không. Bệnh tâm lý “ghé thăm” bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó không biểu hiện rõ rệt ra ngoài để có thể dễ bị phát hiện. Đối với bố mẹ đang có con ở độ tuổi vị thành niên, có thể bạn đang chứng kiến con mình mắc phải chứng trầm cảm nhưng không biết đó là trầm cảm và nếu biết thì cũng không biết làm sao để giúp đỡ con.

Dưới đây là cách tiếp cận chủ đề một cách nhẹ nhàng để hiểu con bạn có thật sự mắc bệnh trầm cảm hay không và cách để giúp đỡ một người mắc bệnh trầm cảm là như thế nào.

trầm cảm

4 điều nên làm khi con bị trầm cảm

Đặt câu hỏi và thường xuyên trò chuyện với con

Bạn nên bắt đầu bằng cách tìm một khoảng thời gian yên tĩnh, riêng tư để trò chuyện. Bạn có thể không trực tiếp đi thẳng vào những vấn đề mà mình đang quan tâm và yêu cầu con giải đáp ngay lập tức. Chẳng hạn như đưa ra những câu hỏi “Mẹ thấy con dạo này không muốn trò chuyện với ba mẹ nữa, tại sao vậy?”, “Mẹ thấy con dạo này không nghe lời chỉ dạy của mẹ, lý do mà con luôn cãi lại ba mẹ là gì?”. Những câu hỏi đó mang đến cảm giác nặng nề, không khác gì cảm giác của một phạm nhân bị hỏi cung. Tốt nhất khi bạn muốn hỏi con một vấn đề nào đó, hãy bắt chuyện bằng những điều vui vẻ và “dễ thở” hơn, rồi sau đó mới quay trở lại câu chuyện mà bạn đang muốn biết.

Việc cảm thấy sợ hãi và muốn đưa con đến chuyên gia sức khỏe tâm thần ngay lập tức là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để con nói chuyện trước có thể giúp bạn có bức tranh rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra.

Nếu con không cởi mở trong lần đầu tiên bạn hỏi, hãy tiếp tục hỏi. Nếu con có vẻ miễn cưỡng nói về những vấn đề đang thực sự diễn ra bên trong, đó là lúc bạn nên dừng lại, đổi chủ đề câu chuyện để bầu không khí trở nên nhẹ nhàng hơn. Điều đó cũng chứng tỏ rằng bạn cần kiên trì hơn nữa cho đến khi con thực sự tin tưởng và mở lòng với bạn.

Hãy sẵn sàng lắng nghe con nói

Khi con bắt đầu cởi mở, hãy sử dụng phương pháp lắng nghe tích cực để giúp họ cảm thấy được tôn trọng. Hãy dành cho họ tất cả sự chú ý của bạn. Tránh ngắt lời, đột ngột kết thúc hoặc thêm ý kiến riêng vào những khoảng dừng trong câu chuyện của con. Hãy để con chia sẻ trong sự thoải mái, ngay cả khi con phải mất một lúc để nói ra.

Nếu con chia sẻ, bạn nên tập trung vào lời nói của con, không phải những gì mà bạn muốn nói với chúng. Sau đó, bạn tóm gọn lại những vấn đề con gặp phải để kiểm tra xem mức độ hiểu của mình mình về tình trạng của con có đủ hay chưa. Và đây cũng là cách bạn muốn cho chúng biết mình có sự đồng cảm với chúng lớn như thế nào và bạn là người mà con có thể hoàn toàn tin tưởng.

Giúp con nhận được sự hỗ trợ từ bên thứ ba

trầm cảm

Nếu có thể thì lòng trắc ẩn và sự hướng dẫn của bố mẹ có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho con bạn, nhưng nếu không thì việc nhận trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp là một cách tốt đê cải thiện các triệu chứng.

Đối với những người mắc bệnh trầm cảm việc tiếp cận và trò chuyện với họ là điều không dễ dàng. Con bạn sẽ không sẵn sàng nói cho bạn biết vì rất nhiều lý do. Chuyên gia tâm lý là một người có chuyên môn và kỹ năng trong việc khơi gợi “điểm nóng” cần được giải tỏa và làm dịu, giúp con mở lòng và chấp nhận được điều trị.

Một người bình thường chưa từng trải qua những nỗi đau về mặt tâm lý sẽ khó lòng nào có thể giúp đỡ một người bị trầm cảm. Do đó, khi các bậc phụ huynh không tin tưởng vào khả năng của mình, bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia. Ở Việt Nam, việc đến thăm khám và chữa bệnh liên quan đến tâm lý còn là một câu chuyện mới mẻ và có phần xa vời. Tuy vậy, với sự phát triển của xã hội và mức sống ngày càng nâng cao chúng ta không chỉ chú trọng vào vật chất mà còn quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Việc đưa con đi điều trị tâm lý là một điều hoàn toàn bình thường.

Sự thay đổi đến từ tất cả thành viên trong gia đình

trầm cảm

Có thể hiểu nôm na rằng, chứng trầm cảm có thể bắt nguồn từ một tác nhân có liên quan đến sự tác động của nhiều cá thể. Khi con cái trong gia đình bị trầm cảm, các thành viên có thể sẽ phải thay đổi thói quen của mình để giúp con thoát ra được bệnh trầm cảm, tìm lại được chính mình, tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.

Thay đổi thói quen đơn giản là bạn tôn trọng ý kiến và mong muốn của con, dừng lại những hoạt động đã từng trước đây đồng thời đợi cho đến khi con cảm thấy thoải mái trở lại. Chẳng hạn như trước đây con hay chia sẻ với bố mẹ nhiều chuyện ở lớp, nhưng hiện tại con đang trong trạng thái bất ổn và cần được tôn trọng, chúng ta có thể hạn chế các buổi trò chuyện và thôi kiểm soát, bắt ép con phải nói hết những vấn đề mà chúng gặp phải trong cuộc sống.

Trò chuyện là một trong những giải pháp tốt nhất trong khi điều trị trầm cảm. Thế nhưng, nó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Tùy theo từng trạng thái và mức độ mà bạn phải tinh ý để thấu hiểu và thay đổi để chúng ta nhận về lại kết quả khả quan hơn trong mặt tâm lý tình cảm của con.

Bạn nên ở bên cạnh con mình trong phần lớn thời gian tuổi vị thành niên của chúng. Bạn chứng kiến quá trình lớn lên, thay đổi của chúng. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn nhận biết khi có điều gì đó bất ổn xảy đến với con mình. Những gì bạn cần làm là tiếp tục quan sát, nói chuyện, lắng nghe và thậm chí là phải thay đổi để giúp đỡ con thoát khỏi bệnh trầm cảm.

Bài viết liên quan

sự tự ti về bản thân

Tự ti về bản thân là cách bạn tự tay phá hủy thành tựu của mình

Mẹ và Con - Cảm giác tự ti về bản thân là một trạng thái tâm lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Nhưng khi điều này trở thành một trạng thái cảm xúc thường xuyên, bạn có thể ngày càng trở nên tiêu cực hơn. Vậy chúng ta có thể làm gì để khắc phục tình trạng tự ti về bản thân?