Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ, vì sao có những đứa trẻ dù lớn lên cùng cha mẹ nhưng vẫn không gần gũi gia đình của mình? Vì sao con cái thù ghét cha mẹ?

Chúng ta thường nói rằng, tình cảm giữa cha mẹ và con cái vô cùng kỳ diệu và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng vô cùng bền chặt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp con cái thù ghét cha mẹ. Vậy điều này xuất phát từ nguyên nhân gì?

Vì sao con cái thù ghét cha mẹ, gia đình?

Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, những đứa trẻ có thể sẽ có giai đoạn xung đột với gia đình của mình và đây là việc bình thường. Nhưng cũng có những mâu thuẫn, xung đột ngày càng nghiêm trọng hơn và khiến trẻ hình thành tâm lý thù ghét cha mẹ hoặc gia đình. Nguyên nhân của việc này thường do các lý do như:

Cha mẹ khắt khe, áp đặt con cái

Cha mẹ Việt và cha mẹ châu Á thường có xu hướng dạy con một cách nghiêm khắc tuyệt đối bởi trong quan niệm của người Á Đông chúng ta thì cha mẹ có thể can thiệp vào cuộc sống của con cái, kể cả những quyết định của con. Vì thế, nhiều cha mẹ có xu hướng áp đặt suy nghĩ và mong muốn của bản thân vào con, chẳng hạn như muốn con phải học lớp năng khiếu hay chọn trường đại học theo những gì cha mẹ cho là tốt.

Việc cha mẹ áp đặt con cái hay quá khắt khe có thể khiến con cái thù ghét cha mẹ. Nếu trẻ còn nhỏ, chúng ta có thể hướng dẫn và định hướng cho con. Lúc này, việc cha mẹ đưa ra quyết định thay con sẽ không khiến trẻ khó chịu do chưa hình thành cái tôi. Tuy nhiên, nếu trẻ đã lớn và tự muốn đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình nhưng vẫn bị cha mẹ can thiệp vào thì trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, tù túng, không còn muốn chia sẻ suy nghĩ hay cảm xúc của bản thân cho cha mẹ.

Sự ngột ngạt do cha mẹ khắt khe, áp đặt có thể khiến trẻ ấm ức và nếu tích tụ lâu ngày thì dễ hình thành việc con cái thù ghét cha mẹ.

Vì sao con cái thù ghét cha mẹ, gia đình

Dùng đòn roi để dạy con

“Thương cho roi cho vọt” là một câu không còn xa lạ gì với người Việt Nam ta. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng nên dùng đòn roi để dạy con đâu nhé! 

Chúng ta thường cho rằng, việc đánh đòn sẽ khiến trẻ có thể nhớ được lỗi sai của mình và sự sợ hãi sẽ khiến trẻ không lặp lại những sai lầm đó. Vì thế, đòn roi là một hình thức trách phạt và nuôi dạy con cái hiệu quả và nhiều cha mẹ đã không kiềm chế cảm xúc khi dạy con, “thẳng tay” đánh con. 

Những cơn đau khi bị đánh có thể khiến trẻ nhớ về lỗi lầm của mình, nhưng từ đó cũng khiến trẻ bị tổn thương, cho rằng cha mẹ không thương mình và căm phẫn cha mẹ, hình thành tâm lý thù ghét.

Không tin tưởng vào con cái

Ở nhiều gia đình, việc con cái thù ghét cha mẹ, tách biệt khỏi cha mẹ của mình thì cha mẹ đã không đặt lòng tin vào con. Trong mắt mỗi người cha, người mẹ thì con cái dù có lớn thế nào thì cũng là những đứa trẻ. 

Do đó, hiếm có cha mẹ nào có thể yên tâm và đặt lòng tin vào con, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ và trong giai đoạn dậy thì. Sự thiếu lòng tin này khiến cha mẹ không tìm hiểu nguyên nhân cho những hành động của trẻ hoặc lắng nghe trẻ mỗi khi xảy ra bất kỳ một vấn đề nào. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn áp đặt cái nhìn phiến diện và cho rằng người sai chính là con của mình.

Trẻ con trong giai đoạn trưởng thành và đến khi đã lớn đều cần sự tin tưởng của những người xung quanh mình, đặc biệt là những người quan trọng như cha mẹ. Vì thế, nếu cha mẹ có những hành động thể hiện mình thiếu lòng tin dành cho con thì đã vô tình làm tổn thương con và khiến con dễ có khoảng cách với cha mẹ của mình. Khi xảy ra chuyện, con cũng sẽ không còn muốn kể cho cha mẹ vì nghĩ rằng dù có kể thì cha mẹ cũng không tin con.

Thiếu công bằng, thiên vị 

Ở gia đình có nhiều con thì việc con cái thù ghét cha mẹ có thể đến từ việc cha mẹ thiếu sự công bằng giữa những đứa con với nhau hoặc chưa khéo léo khi cư xử khiến trẻ cảm thấy mình không được yêu thương. Đặc biệt là ở những gia đình còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, chỉ thích con trai.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được tình yêu thương của cha mẹ mình. Khi trẻ thấy cha mẹ thương em hoặc anh/chị hơn mình, có những hành động thể hiện sự thiên vị như mua quà cho em mà không mua cho mình, chỉ trách phạt mình nhưng không trách phạt anh/chị,… thì trẻ sẽ rất dễ cảm thấy tủi thân, bất mãn. Nhiều trẻ sẽ cảm thấy tự ti, nghĩ rằng bản thân mình không xứng để được thương yêu.

Và cũng có những đứa trẻ khi chứng kiến sự thiên vị của cha mẹ sẽ hình thành tâm lý ghét chính anh chị em của mình. Trẻ cũng sẽ cảm thấy vì cha mẹ không yêu mình nên mình cũng không cần phải dành tình cảm cho cha mẹ, nảy sinh sự thù ghét.

Không lắng nghe con

Con cái thù ghét cha mẹ, nguyên nhân do đâu? Tình trạng này có thể xuất phát từ việc phụ huynh không lắng nghe con cái của mình, đặc biệt là khi trẻ phạm lỗi hoặc chia sẻ những vấn đề trái ngược với ý của cha mẹ. Kiểu cha mẹ này cũng thường có thiên hướng độc đoán, khắt khe và áp đặt con cái của mình.

con cái thù ghét cha mẹ, gia đình

Việc cha mẹ không lắng nghe, không dành thời gian để trẻ được chia sẻ và cảm thông, thấu hiểu sẽ khiến trẻ dễ chán ghét cha mẹ, căm hận gia đình vì thấy rằng mình không được tôn trọng, không được yêu thương.

Không tôn trọng con cái

Con cái thù ghét cha mẹ có thể xuất phát từ việc cha mẹ có những hành vi không tôn trọng con cái của mình, chẳng hạn như tự ý kiểm tra điện thoại hay nhật ký của con. Trong quan niệm của nhiều bậc làm cha mẹ thì vì chúng ta sinh ra con và việc can thiệp vào cuộc sống của con cũng chỉ để tốt cho con.

Tuy nhiên càng lớn thì cái tôi của trẻ càng cao, trẻ cũng có những nhu cầu về sự riêng tư và mong muốn được tôn trọng. Việc cha mẹ thực hiện những hành động không tôn trọng sẽ khiến trẻ có cái nhìn không đúng đắn về việc tôn trọng những người xung quanh và có thể nảy sinh ra sự thù ghét.

Bạo hành tinh thần

Bạn có biết, sự bạo hành tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến con cái thù ghét cha mẹ phổ biến nhất? Bạo hành tinh thần có thể diễn ra ở nhiều tình huống, nhiều khía cạnh mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Chẳng hạn như một đứa trẻ đạt được hạng nhất lớp, thay vì chúc mừng con và khen ngợi con thì nhiều người lại chê bai con cái, cho rằng việc này là bình thường, con vẫn chưa tốt bằng những bạn học nhất trường. Hay khi trẻ có một lỗi sai nào đó, cha mẹ liền chỉ trích trẻ trước mặt nhiều người và sau đó liên tục lặp đi lặp lại điều này.

nguyên nhân vì sao con cái thù ghét cha mẹ, gia đình

Tuy không có những tác động vật lý nhưng bạo hành tinh thần vẫn có thể gây tổn thương đến bất kỳ ai. Thậm chí, sự tổn thương này còn nghiêm trọng hơn so với đòn roi. Trách móc hay chì chiết con trẻ trong một thời gian dài, thường xuyên dùng những lời tiêu cực để nói với con, gieo rắc vào đầu con những suy nghĩ không chính xác,… sẽ khiến trẻ dễ có suy nghĩ và cảm xúc lệch lạc, chán ghét cha mẹ của mình.

Ngoài ra, con cái thù ghét cha mẹ còn có thể đến từ việc trẻ chứng kiến cha mẹ cãi nhau hay trẻ biết được những điều chưa tốt của cha mẹ, chẳng hạn như khi một người bố ngoại tình và để con của mình biết được thì sự tôn trọng của con dành cho cha mẹ cũng không còn nữa.

Hậu quả của việc con cái thù ghét cha mẹ

Con cái thù ghét cha mẹ sẽ dẫn đến một loạt những hệ lụy khó lường. Bởi gia đình chính là nền tảng quý giá của mỗi con người, có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của chúng ta.

Khi con cái thù ghét cha mẹ, trẻ sẽ bắt đầu xa cách, không muốn chia sẻ với cha mẹ của mình. Sự quan tâm và yêu thương của trẻ dành cho cha mẹ cũng dần giảm đi. Trẻ sẽ cố gắng để sống tách xa cha mẹ, và sẽ tự giải quyết mọi vấn đề thay vì hỏi hay chia sẻ cùng cha mẹ của mình.

Những đứa trẻ chưa có kinh nghiệm sống, chưa biết cách giải quyết vấn đề nhưng đã tự đưa ra quyết định thì rất dễ mắc phải sai lầm, có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng và nặng nề hơn. Và điều này có thể để lại sự tổn thương sâu sắc hơn cho trẻ, khiến trẻ thêm thù ghét gia đình của mình.

Một số trường hợp những đứa trẻ vì sự tức giận mà đã thực hiện những hành động chống đối lại gia đình, bỏ học, trở nên ngỗ nghịch hơn, lập hội nhóm để nói xấu hay quậy phá cha mẹ của mình,…

Hơn nữa, những đứa trẻ có sự căm phẫn với gia đình thường dễ có hành vi chống đối xã hội, thiếu trách nhiệm và ít biết cảm thông hơn, do không được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương. Trẻ cũng ít nhận ra được vai trò của gia đình, trở thành một người sống ích kỷ, không quan tâm đến người khác và thiếu trách nhiệm trong cuộc sống.

Nhiều trường hợp con cái thù ghét cha mẹ do cách dạy con sai lệch khiến trẻ lớn lên áp dụng toàn bộ cách dạy con này với chính những đứa con của mình. Mâu thuẫn gia đình và khoảng cách thế hệ giữa các thành viên ngày một trở nên nghiêm trọng hơn và không có hồi kết.

Hậu quả của việc con cái thù ghét cha mẹ

Làm sao để khắc phục nếu chẳng may con cái thù ghét cha mẹ?

Dù rằng việc con cái thù hằn cha mẹ là sai nhưng điều này đã thể hiện được trẻ đang bị tổn thương. Có thể bạn đã vô tình có hành động khiến bạn thất bại trong việc nuôi dạy con cái. Vì thế, để xóa bỏ cảm xúc tiêu cực của trẻ thì cha mẹ cần hóa giải mâu thuẫn cũng như giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ.

Thay đổi phương pháp nuôi dạy con

Thay vì chọn cách giáo dục hà khắc hay nuông chiều quá mức thì cha mẹ có thể thử thay đổi cách nuôi dạy con của mình, chọn cách nuôi dạy con không đòn roi. Cha mẹ vẫn cần phải nghiêm khắc với trẻ nhưng có thể mềm mỏng hơn và lắng nghe con nhiều hơn. 

Ngoài ra, thay vì đưa ra những quyết định cho trẻ, hãy lắng nghe con, cho con lời khuyên để con có thể hiểu được con cần làm gì. Lúc này, trẻ sẽ là người tự đưa ra những quyết định mà con cảm thấy phù hợp nhất với mình.

Xem thêm: Cách dạy con ngoan không cần đòn roi và nước mắt, bố mẹ đã biết chưa?

Thể hiện tình yêu thương

Nhiều cha mẹ dù rất thương yêu con cái của mình nhưng lại e dè trong việc thể hiện tình cảm hoặc thể hiện bằng những cách tiêu cực. Vì thế, tốt nhất cha mẹ cần học cách để thể hiện tình yêu thương mình dành cho con một cách vừa phải, để con có thể cảm nhận được tấm lòng của cha mẹ.

cách cha mẹ dạy con

Khi một đứa trẻ có thể hiểu được nỗi lòng của cha mẹ mình thì chắc chắn trẻ sẽ có sự thông cảm nhiều hơn nếu cha mẹ có chẳng may can thiệp quá nhiều vào đời tư của con hay áp đặt con cái. Điều này có thể giảm được sự tổn thương mà trẻ cảm nhận được cũng như hạn chế được việc con cái thù ghét cha mẹ.

Không can thiệp quá sâu vào đời tư của trẻ

Để cải thiện vấn đề con cái thù ghét cha mẹ, cha mẹ nên hạn chế can thiệp vào đời tư của trẻ một cách quá mức, dẫu biết rằng điều này xuất phát từ sự quan tâm mà cha mẹ dành cho trẻ. Tuy nhiên, hãy cố gắng để có thể hướng dẫn trẻ cách làm sao để sống tốt nhất thay vì luôn cố gắng để kiểm soát và áp đặt trẻ?

Lắng nghe trẻ

Để thay đổi cách giáo dục, khắc phục tình trạng con cái thù ghét cha mẹ thì bậc phụ huynh cần thay đổi bản thân mình. Hãy cố gắng để có thể lắng nghe trẻ nhiều hơn. Như vậy thì bạn mới có thể hiểu được tâm tư tình cảm của trẻ, biết được trẻ đang gặp phải những vấn đề gì, cần làm gì,…

Và khi hiểu được con thì bạn mới có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất theo những điều mà con cần. Sự lắng nghe của cha mẹ cũng khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng hơn.

dạy con không thù ghét cha mẹ

Đối xử công bằng giữa các con

Để tránh con cái thù ghét cha mẹ thì những người làm cha làm mẹ phải học cách đối xử công bằng với các con của mình, không có sự thiên vị giữa các con. Dù rằng giữa những đứa con sẽ có sự khác nhau, có người sẽ có năng lực ưu tú nhưng cũng có người xuất sắc về ngoại hình. Tốt nhất hãy để tất cả con cái của mình cảm nhận được tình yêu đồng đều giữa bố và mẹ, để trẻ không cảm thấy mình bị bỏ lại.

Sẽ chẳng ai muốn con cái thù ghét cha mẹ của mình. Và những đứa con cũng không muốn mình xa cách cha mẹ. Tuy nhiên, việc dạy con sai cách hay có những quyết định chưa phù hợp sẽ vô tình đẩy khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng xa hơn. Vì thế, tốt nhất hãy cân nhắc, lựa chọn và điều chỉnh cách dạy con sao cho phù hợp nhất để con có thể lớn lên trong hạnh phúc và gia đình luôn ấm êm, hòa thuận bạn nhé!

 

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!