Mẹ&Con - Bố mẹ nào cũng muốn dạy con mà không sử dụng đòn roi với trẻ. Nhưng không phải ai cũng biết cách dạy con ngoan, vâng lời. Vậy chúng ta phải làm sao?

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, câu tục ngữ được truyền qua nhiều thế hệ, hiện đã không còn đúng 100% ở thời điểm hiện tại. Đòn roi có thể giúp trẻ nghe lời, nhưng cũng tạo thành bóng ma tâm lý với trẻ. Hiện nay, các chuyên gia tâm lý đã nghiên cứu cách dạy con ngoan mà không cần dọa nạt, cũng chẳng cần roi vọt. Mẹ&Con mời bạn cùng tìm hiểu xem đó là những phương pháp gì nhé!

cách dạy con ngoan

Hiểu được trẻ muốn gì

Các bậc cha mẹ thường mắc tâm lý chung rằng “trẻ nhỏ thì chẳng biết gì”. Con còn quá nhỏ, chưa trải qua nhiều chuyện nên những ý kiến, mong muốn của con thường bị bác bỏ. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý phản kháng ở trẻ. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn bố mẹ có thể hiểu mình. Vì thế, chẳng có cách dạy con ngoan nào tốt hơn việc bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, lắng nghe con. Khi hiểu được trẻ muốn gì, bố mẹ cũng sẽ biết cách để phân tích cho con vì sao con nên/không nên làm theo những điều con nghĩ.

Trò chuyện với con nhiều hơn

Thật khó để bắt các ông bố, bà mẹ của thời hiện đại dành thời gian trò chuyện cùng những đứa trẻ. Một ngày của chúng ta được dành ra để đi làm, tập trung lo cho việc tài chính, dọn dẹp nhà cửa,… Đến tối sau khi đã hoàn thành mọi công việc, đi ngủ chính là ưu tiên hàng đầu. Đây chính là lý do khiến các thế hệ trong gia đình ngày càng xa cách hơn. Và cho dù bạn có áp dụng hàng ngàn cách dạy con ngoan khác nhau, việc không trò chuyện với con sẽ làm cho trẻ chỉ giả vờ vâng lời nhưng dễ âm thầm mang tâm lý chống đối.

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian cho con

Việc trò chuyện với con mỗi ngày như một phương pháp để bạn có thể hiểu được con của mình. Ngoài ra, đây cũng là cách để bạn chia sẻ với con những tâm tư của bố mẹ và giúp con cái hiểu bố mẹ hơn. Một đứa trẻ khi hiểu được bố mẹ của mình cũng sẽ dễ dàng lắng nghe và vâng lời một cách tự nguyện hơn. Hãy để con tự nhận ra và tự thay đổi thay vì sử dụng đòn roi với trẻ bạn nhé!

Giúp đỡ con

Khi trẻ phạm phải một sai lầm nào đó, tâm lý chung của những người làm bố, làm mẹ chính là la mắng trẻ hoặc sử dụng đòn roi với trẻ. Chúng ta cho rằng, đánh trẻ chính là cách dạy con ngoan, bởi trẻ sẽ vì sợ mà không tái phạm nữa. Trên thực tế, càng đánh trẻ thì trẻ càng tổn thương. Lúc này, trẻ sẽ có tâm lý rằng bố mẹ không thương mình nên mới đối xử như vậy với mình. Và tâm lý đó sẽ khiến trẻ tìm cách làm ngược lại với những gì bố mẹ muốn.

Nếu muốn dạy con ngoan nhẹ nhàng, bố mẹ hãy giúp đỡ con khi con, cùng con sửa sai để tạo thành một thói quen tốt cho con, bạn nhé!

Làm tấm gương tốt cho con

Bạn yêu cầu con không được chửi thề nhưng mỗi khi cãi nhau, bố mẹ luôn dùng những từ “cấm” ấy? Bạn yêu cầu con không được đánh nhau với bạn bè, nhưng con phải thường xuyên chứng kiến bạo hành gia đình trong chính ngôi nhà của mình? Muốn áp dụng cách dạy con ngoan, tốt nhất bố mẹ hãy “ngoan” để làm gương cho con.

Cách dạy con ngoan bố mẹ cần biết

Trên thực tế, tính cách của chúng ta chính là tính cách trung-bình-cộng của 5 người mà chúng ta thường xuyên gặp nhất. Do đó, để dạy con, trước tiên hãy điều chỉnh và thay đổi từ chính chúng ta bạn nhé! Nếu bạn muốn con dậy sớm tập thể dục, bố mẹ hãy dậy sớm và tập thể dục trước tiên. Nếu bạn muốn con thường xuyên đọc sách, bố mẹ hãy tạo thói quen đi nhà sách hàng tuần và đặt mục tiêu mỗi tuần đọc xong một quyển sách. Lâu dần, thói quen sẽ “ngấm” vào con và giúp con thay đổi để tốt hơn theo chính hướng mà bố mẹ mong muốn.

Hy vọng những cách dạy con ngoan đến từ Mẹ&Con có thể giúp bố mẹ đỡ đau đầu hơn trong quá trình nuôi dạy con cái. Hơn nữa, bố mẹ cũng chẳng cần đòn roi để khiến con nghe lời mình như trước. Đừng quên theo dõi Mẹ&Con để biết thêm nhiều mẹo dạy con hay ho, bạn nhé!

Bài viết liên quan