Mẹ và Con – Có thể bạn không còn quát mắng, dọa nạt như cách đã từng phải nghe trước đây khi giao tiếp với con. Tuy nhiên, hẳn bạn sẽ giật mình khi biết rằng, thực tế có những điều không nên nói với con, dù là lời đề nghị giúp đỡ…

Làm ba mẹ thật sự là một hành trình rất vất vả. Mọi thứ đều cần phải học hỏi và bạn vẫn luôn cố gắng từng ngày. Đặc biệt, Tạp chí Mẹ và Con muốn nhắn nhủ với rằng có rất nhiều điều không nên nói với con, để bảo vệ lợi ích của trẻ và cả chính bạn.

Những điều không nên nói với con

“Con giỏi lắm!”

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ba mẹ rất hay nói với con những câu đại loại như “Con ngoan quá!” hoặc “Tiếp tục cố gắng nhé!” mỗi khi con làm tốt một việc gì đó. Những cụm từ có ý nghĩa rất chung chung này khi đến với trẻ chỉ là lời khẳng định của bạn về việc con làm. Tuy nhiên, đó chưa phải là động lực cho con và chính là một trong những điều không nên nói với con.

Để trẻ có thể tự tin hơn với việc rèn luyện của mình, các chuyên gia khuyên ba mẹ nên giao tiếp với con theo một cách khác. Hãy nói “Con đã làm rất tốt vì không tranh đồ chơi với em”, “Mẹ thích cách con tự giác đọc sách hàng ngày”… Những điều càng cụ thể, càng dễ hiểu sẽ trẻ biết mình cần làm gì, tự tin hơn và bản thân nên đương nhiên là con cũng làm tốt hơn, dễ thành công hơn.

Xem thêm: Làm gì khi trẻ nhút nhát kém tự tin

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Đừng ngạc nhiên vì với bạn đây vốn là một châm ngôn bạn tự nhắc nhở bản thân mỗi ngày. Thậm chí, đây còn là kim chỉ nam của rất nhiều người. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, quan niệm này vẫn bộc lộ những nhược điểm nhất định. Và các chuyên gia tâm lý cho rằng, mặt trái của châm ngôn này vô tình gây áp lực lên các con của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Tâm lý con gái tuổi 15

điều không nên nói với con
Những điều không nên nói với con

Đúng là trẻ cần phải dành nhiều thời gian rèn luyện để tích lũy kiến thức, kỹ năng, nhưng không phải lúc nào kết quả cũng sẽ là chiến thắng hoặc xuất sắc. Đôi khi, câu nói này còn khiến trẻ nhận thức sai lầm rằng, con không thành công do chưa đủ chăm chỉ và nỗ lực. Vì vậy, đây là điều không nên nói với con. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyến khích con chăm chỉ vì trẻ sẽ tiến bộ và cảm thấy tự hào vì điều đó.

“Con không sao cả!”

Khi con té ngã, bị thương và bật khóc, theo bản năng ba mẹ thường trấn an rằng, mọi thứ vẫn ổn và con không bị thương nặng. Điều này chưa hẳn là khiến trẻ cảm thấy thoải mái, ngược lại còn hoảng sợ hơn.

Trong tình huống này, nhiệm vụ của ba mẹ là giúp con hiểu và đối phó với nỗi sợ hãi cũng như cảm giác đau đớn, chứ không phải là làm dịu tình hình (dù nó cũng là một phần của quá trình chăm sóc con). Hãy thử ôm con vào lòng và thừa nhận là “cú ngã đau thật đấy chứ nhỉ!”, nhưng chúng ta có thể xử lý được và con không nên quá lo lắng.

“Nhanh lên nào!”

Câu nói này bạn thường dùng với con hàng ngày? Nhưng các chuyên gia cho rằng đây là điều không nên nói với con.

Khi trẻ đang cố ăn cho thật nhanh bữa sáng, buộc dây giày, câu nói này của bạn sẽ khiến con càng lúc càng thêm căng thẳng. Thay vào đó hối thúc con hoàn thành thật nhanh, bạn nên chỉnh đồng hồ cho trẻ sớm hơn 10 phút và dùng nó nói rằng: “Chúng ta muộn rồi đấy”. Điều này gửi gắm thông điệp, bạn và con đang ở cùng một đội và chúng ta đang nỗ lực để hỗ trợ nhau.

“Ba/mẹ không có tiền mua món đồ này”

Thay vì dùng câu nói ở trên, bạn nên chọn một cách thay khác để truyền đạt cùng một ý nghĩa này. Chẳng hạn như, “Trong lúc này, ba/mẹ sẽ không mua món đồ này để tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”, “Chúng ta sẽ mua vào lần sau vì bây giờ ba/mẹ không mang đủ tiền”.

“Con không được nói chuyện với người lạ”

Đây là một khái niệm khó nắm bắt đối với một đứa trẻ. Ngay cả một người không quen, vẫn có thể là người tử tế. Thêm vào đó, nhiều trẻ em có thể áp dụng quy tắc này cứng nhắc và không hợp tác với những người khác, nhất là khi con cần giúp đỡ. Do đó, đây cũng là điều không nên nói với con.

không nên nói con không được nói chuyện với người lạ

Thay vì cảnh báo con về người lạ, bạn nên đưa ra các tình huống để con nhận diện người lạ nào nguy hiểm. Ví dụ như “Nếu một người lạ mời con ăn kẹo, muốn đưa về, cho tiền… nên cảnh giác”. Đồng thời, đừng quên hướng dẫn trẻ cách ứng xử phù hợp.

Xem thêm: Cách dạy trẻ trai về xâm hại tình dục để phản kháng

“Để ba/mẹ giúp con”

Khi con đang gặp khó khăn khi xây một tòa nhà bằng hình khối hoặc hoàn thành một câu đố, bạn sẽ tự nhiên muốn giúp con một tay. Đừng! Các giáo sư tâm lý học cho rằng, đây cũng là một trong những điều không nên nói với con. Bởi, nếu bạn tham gia quá sớm trên hành trình tự hoàn thiện các kỹ năng sống sẽ làm suy yếu tính độc lập của con.

Mẹ nên dạy trẻ: Kỹ năng sống: Giao tiếp phi bạo lực

Những điều không nên nói với con quả thật là rất đa dạng, đúng không ba mẹ? Tuy nhiên, Tạp chí Mẹ và Con tin rằng ba mẹ sẽ biết mình cần phải làm gì và ứng dụng thật khéo léo để trẻ phát triển toàn diện.

Bài viết liên quan