Mẹ và Con - Tuổi 15, con đã không còn là một đứa trẻ nhưng vẫn chưa phải là người lớn. Trẻ sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt là về mặt tâm lý. Để có thể làm bạn với con, bố mẹ nên tìm hiểu những thay đổi tâm lý con gái tuổi 15 và ứng dụng cho phù hợp nhé!

Bạn biết không? Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau, đặc biệt là về mặt tâm lý. Một trong những giai đoạn “khó nhằn” để hiểu con đối với nhiều bố là độ tuổi 15. Lúc này con không còn nhỏ nhưng cũng chưa đủ lớn. Vì vậy, nhiều bố mẹ lo sợ rằng trẻ sẽ trở thành “miếng mồi” ngon cho các đối tượng xấu. Tuy nhiên, việc tiếp cận làm bạn với trẻ vào giai đoạn này là không hề đơn giản. Đặc biệt là đối với các bé gái. Cùng Mẹ và Con tìm hiểu những tâm lý con gái tuổi 15 qua bài viết này ngay nhé!

Biểu hiện về tâm lý con gái tuổi 15

Trẻ thể hiện sự độc lập

Chắc hẳn nhiều bố mẹ sẽ rất “sốc” khi đứa trẻ luôn luôn hàng ngày hỏi ý kiến mình lại đột nhiên trở nên độc lập hơn trong suy nghĩ và hành động. Trẻ không còn “1 tiếng bố 2 tiếng mẹ” mà sẽ tự đưa ra cách giải quyết vấn đề của mình. Sự độc lập này cũng phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi của trẻ. Ví dụ như trẻ ở độ tuổi từ 10 – 13 tuổi sẽ dần tách khỏi cuộc sống của bố mẹ nhưng vì nhiều lý do tâm lý của trẻ vẫn “miễn cưỡng” nhận lời khuyên từ bố mẹ.

Đến giai đoạn từ 14 – 16 tuổi những khác biệt của trẻ càng thể hiện rõ, dù là những chuyện rất nhỏ nhưng cũng đủ để thành một mâu thuẫn lớn với ba mẹ, trẻ thường dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn trong giai đoạn này. Đến độ tuổi 17 – 19 lúc này trẻ nhận định được đúng sai và hiểu về những giá trị lời khuyên của bố mẹ nên trẻ sẽ tiếp thu một cách có chọn lọc.

Tâm lý con gái tuổi 15
Tâm lý con gái tuổi 15

Quan tâm hơn đến hình ảnh của bản thân

Đây chắc hẳn là một trong những thay đổi căn bản của trẻ. Vì khi đến giai đoạn tâm lý con gái tuổi 15, trẻ sẽ nhận thấy những thay đổi trên cơ thể mình. Từ đó trẻ sẽ muốn tìm hiểu cấu tạo và sự khác biệt về giới tính. Đặc biệt là các bé gái sẽ bắt đầu thích làm đẹp. Lúc này, trẻ sẽ so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa để nhận thấy sự khác biệt về ngoại hình. Nhiều trẻ sẽ buồn rầu vì nhược điểm trên cơ thể của mình.

Nhiều bố mẹ sẽ bất ngờ khi thấy con mình tìm hiểu về các phương pháp nhịn ăn gián đoạn để giảm cân và có thể từ bỏ những món ăn trẻ đã từng yêu thích. Đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho làm đẹp. Lúc này, mẹ không nên ngăn cấm trẻ quan tâm đến ngoại hình của mình. Thay vào đó, mẹ hãy trở thành “người giáo viên” để hướng dẫn trẻ yêu bản thân đúng cách: mua mỹ phẩm đúng độ tuổi, giảm cân khoa học…

Áp lực vì khuôn khổ của gia đình và xã hội

Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung thường ảnh hưởng từ nếp sống xưa cũ (Nho Giáo). Tuy xã hội ngày càng phát triển, tư duy của phụ huynh cũng tân tiến hơn nhưng đâu đó hiện hữu trong mỗi gia đình hay góc nhỏ xã hội vẫn ảnh hưởng bởi văn hóa thời phong kiến.

Mỗi gia đình hay xã hội đều mong muốn phụ nữ phải ngoan ngoãn, học giỏi, chăm việc nhà, khéo tay… Điều này là không sai nhưng vô hình chung khiến tâm lý con gái tuổi 15 không những áp lực học tập mà còn phải đối mặt với những định kiến của xã hội. Thậm chí nhiều gia đình muốn con gái mình hoàn hảo còn bắt còn học thêm các lớp năng khiếu vào buổi tối: hát, nhảy, múa, nấu ăn… điều này khiến thời gian giải trí của trẻ bị thu hẹp.

Dễ bị tác động từ môi trường xung quanh

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, trẻ đã có một lượng “hành trang” nhất định về môi trường rộng lớn ngoài kia. Với những môi trường mới như: chỗ làm thêm, địa điểm vui chơi, chuyến du lịch cùng bạn bè… sẽ tác động đến nhận thức của trẻ.

Tuy mỗi cô nàng sẽ bị tác động tâm lý từ môi trường theo một cách khác nhau, nhưng khi được thay đổi môi trường liên tục các cô gái ở lứa tuổi dậy thì sẽ được mở mang thêm kiến thức mới. Tâm lý con gái tuổi 15 sẽ suy nghĩ rất đơn giản, không tính toán, mưu cầu về tương lai như những cô nàng trong độ tuổi trưởng thành.

Tâm lý của con gái giai đoạn dậy thì thường phát triển theo hướng tiếp nhận thông tin và phân tích thông tin để bộc lộ bằng hành vi. Tuy nhiên, do trải nghiệm còn non nớt nên nhiều cô gái không ý thức được hậu quả từ những hành vi của mình. Đây là giai đoạn mà các cô gái thường xuyên bộc lộ cảm xúc cá nhân rất mạnh mẽ. Nên bố mẹ đừng bất ngờ khi trẻ dễ dàng nổi nóng hơn nhé!

Tâm lý con gái 15 tuổi
Tâm lý con gái tuổi 15 dễ bị tác động từ môi trường xung quanh

Cái tôi phát triển mạnh hơn

Khi bước vào giai đoạn tuổi 15, trẻ dần nhận thức được mình không còn là một đứa trẻ suốt ngày quấn quanh bố mẹ nữa. Cộng thêm môi trường giáo dục luôn đề cao tinh thần tự chủ phát triển bản thân nên cái tôi của trẻ cũng được bộc lộ nhiều hơn. Trong các cuộc tranh luận trẻ sẵn sàng phản bác để bảo vệ quan điểm cá nhân. Đây cũng là một nguyên nhân chính khiến nhiều bố mẹ khó hòa hợp với trẻ trong giai đoạn “nhạy cảm” này.

Tâm lý con gái tuổi 15 cũng cần được tôn trọng nhiều hơn, nên những hành động vô ý như: tự ý xem điện thoại, túi xách, vào phòng không gõ cửa… đều khiến trẻ nóng giận. Đây là điều hoàn toàn bình thường và phản ứng của trẻ cũng không hề sai. Vì lúc này, suy nghĩ của trẻ đã trưởng thành và cần sự riêng tư. Cũng giống như người lớn chúng ta, đôi lúc cũng cần một không gian riêng và cần được tôn trọng.

Khoảng cách thế hệ được thể hiện rõ hơn

Khoảng cách thế hệ chính là hàng rào vô hình cản bước bố mẹ làm bạn với con. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ bố mẹ có thể thoải mái tâm sự với trẻ về các vấn đề trong cuộc sống của con mà không có bất kỳ cản trở nào.

Tuy nhiên khi bé gái bước vào giai đoạn thường gặp về tâm lý con gái tuổi 15 mọi cuộc trò chuyện với bố mẹ sẽ trở nên gượng gạo hơn. Vì xã hội càng phát triển, nên không phải phụ huynh nào cũng đuổi kịp sự thay đổi của cuộc sống. Chính vì vậy, nhiều trẻ sẽ không còn tin tưởng vào lời khuyên của bố mẹ và cho rằng chúng đã lỗi thời.

Hơn nữa, từ những thay đổi trên cơ thể, tâm lý của trẻ cũng trở thành hàng rào cản trở sự tiếp cận của bố mẹ đến trẻ. Ví dụ như lần đầu rung động với bạn khác giới,  lần đầu có kinh nguyệt… cũng khiến trẻ bối rối nhưng sẽ không cần sự giúp đỡ từ bố mẹ.Vì tâm lý con gái tuổi 15 cho rằng đây là những việc xấu hổ nên không chia sẻ với bất kỳ ai. 

Lúc này, bố mẹ đừng nên tìm mọi cách để xen vào cuộc sống của con. Vì điều này càng khiến khoảng cách thế hệ càng lớn hơn. Bố mẹ hãy tìm hiểu cuộc sống con đang diễn ra như thế nào thông qua các trang mạng xã hội, chương trình trẻ thường xuyên, phong cách ăn mặc… Từ những điều nhỏ này sẽ giúp bố mẹ tiếp cận với trẻ dễ dàng hơn.  Từ đó, bạn hãy đưa ra những lời khuyên mà bạn đã tích lũy được để giúp trẻ vượt qua giai đoạn nhạy cảm này dễ dàng hơn.

Tuổi dậy thì khiến tâm lý con gái tuổi 15 thay đổi một cách chóng mặt. Điều này khiến nhiều bố mẹ lo lắng con đang dần rời xa vòng tay của bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ biết không? Bên ngoài vòng tay bố mẹ là cả một khoảng trời để con trẻ khám phá và phát triển bản thân. Vì vậy, bố mẹ hãy thông qua tâm lý còn gái tuổi 15 mà Mẹ và Con nêu trên để trở thành một người giáo viên, người bạn đúng nghĩa giúp con  vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn.

Bài viết liên quan