Tiêu chảy không phải là tình huống ít gặp ở trẻ nhỏ. Thế nhưng, khi chăm con tiêu chảy, mẹ cũng thường mắc phải một số sai lầm. Hãy đọc bài viết này để biết những điều nên và không nên làm khi bé tiêu chảy, mẹ nhé! Cẩn thận bệnh điếc ở trẻ em Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ

1.Không cung cấp đủ nước

Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn;

Đặc điểm của bé bị tiêu chảy  là cơ thể mất nước rất nhiều, vì vậy bên cạnh việc cho bé uống dung dịch bù nước Oresol, các mẹ nên cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh). 

3 sai lầm khi chăm bé tiêu chảy 3
Vậy khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được tiến hành tại cơ sở y tế do bác sĩ thăm khám chỉ định và theo dõi để tránh các tai biến có thể gặp khi đang truyền dịch.

2.Không cho trẻ ăn đủ dưỡng chất

Có nhiều mẹ quan niệm khi con bị tiêu chảy không nên cho ăn nhiều vì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu, chỉ nên ăn cháo trắng và muối. Điều này là hết sức sai lầm, cha mẹ không những không được bắt con ăn kiêng mà cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé. 

Với bé dưới sáu tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ nhiều lần hoặc bú sữa bình, người mẹ cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh. 
Một số loại quả bé bị tiêu chảy có thể ăn như:  đu đủ, hồng xiêm, chuối, xoài, táo, lê…

Còn với bé trên sáu tháng tuổi, cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin như gạo, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, cà rốt, khoai tây… và chế biến thành những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Thịt gà và cà rốt đặc biệt tốt cho những bé bị tiêu chảy.

Có một điều các mẹ chăm bé bị tiêu chảy cần đặc biệt chú ý là trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì không những khó tiêu mà còn làm cho bé bệnh nặng thêm.

3.Tự ý cho uống kháng sinh

Khi bé tiêu chảy, mẹ thường lo lắng quá độ và tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé. Ngày nay, các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hoá. Hơn nữa phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. Vì vậy, chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Tags:

Bài viết liên quan