Nợ nần khi kết hôn là một vấn đề rất tế nhị, có thể bạn may mắn không mắc nợ và đi đúng hướng về tài chính. Nhưng sau khi cưới nhau, mọi thức sẽ khác đi và bạn đang không chỉ sống cho mình mà còn cả gia đình nhỏ của bạn.
Bạn kết hôn với một người đang gặp vấn đề với tài chính và có một vài khoản vay. Hoặc có thể là những khoản vay sinh viên, khoản thanh toán cho xe hơi/mua nhà trả góp của vợ/chồng hoặc là của bạn. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu về vấn đề nợ nần khi kết hôn qua bài viết sau nhé!
Theo một cuộc thăm dò ý kiến về Tình yêu, gần 2/3 số người đã bày tỏ rằng họ đã không trao đổi về khoản nợ của họ với người bạn đời trước khi cưới. Và hầu hết những cặp đôi mới cưới thông thường đều bắt đầu cuộc sống hôn nhân với một số nợ tương đối cho tài sản chung của cả hai.
Với các cặp đôi mới cưới thường có thói quen chi tiêu khác nhau và lịch sử tín dụng khác nhau, việc pha trộn tài chính sẽ gặp một vài khó khăn. Trong một số trường hợp bị bế tắc vì nợ nần nên có thể là lý do gây tranh cãi cho các cặp đôi mới cưới.
Quan trọng nhất là các bạn nên tìm hiểu về những thói quen chi tiêu, những vấn đề tài chính để nhận thức được trách nhiệm của mình trong hôn nhân để cả hai đều tự mình đi đúng hướng tài chính, tình cảm được bền vững về sau.
Nên nói gì về nợ nần khi kết hôn
Nói về vấn đề tiền nong
Tất nhiên là lúc mới gặp nhau không ai nhắc về những vấn đề tiền bạc, tình trạng tín dụng và các khoản nợ của nhau, vì nguy cơ có thể không có ngày hẹn hò thứ hai. Tuy nhiên, hãy sắp xếp chia sẻ với nhau về vấn đề nợ nần khi kết hôn hoặc trước khi kết hôn, sớm hơn là trước khi bắt đầu hẹn hò chính thức vì nó sẽ xác định cả hai sẽ hỗ trợ nhau về vấn đề tài chính như thế nào.
Cuộc trò chuyện về nợ nần khi kết hôn là thứ mà hầu hết vợ chồng nên có trước khi kết hôn. Và đây được xem là một thách thức cho những cặp đôi để có một hạnh phúc dài lâu nếu họ không chịu nói về những mục tiêu liên quan đến tiền bạc.
Cả hai hãy chia sẻ rằng mình là người có xu hướng tiết kiệm hay có thói quen chi tiêu xa hoa. Vấn đề này thường được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly dị, vì thế, hiểu về tài chính của nhau trước khi kết hôn sẽ giúp tránh những cuộc khủng hoảng tiền tệ lớn hơn, hỗ trợ cả hai khi lập kế hoạch ngân sách và thiết lập những mục tiêu phát triển gia đình, con cái.
Chia sẻ về lịch sử tín dụng
Bạn và bạn đời của mình cùng nhau thảo luận chi tiết về báo cáo tín dụng, điểm tín dụng của nhau trước khi tham gia vào các khoản nợ tài chính chung. Tìm kiếm các yếu tố xác định điểm tín dụng, ví dụ như lịch sử thanh toán hóa đơn (bao gồm những khoản chưa thanh toán, thanh toán trễ hoặc nợ xấu), số dư thẻ tín dụng cao và từng phá sản lần nào chưa. Cùng nhau kiểm tra, xem xét chi tiết những sao kê thẻ tín dụng của mình ít nhất một lần mỗi năm.
Nên biết rằng khi nào bạn cần chịu trách nhiệm cho những khoản nợ
Nhiều cặp vợ chồng cho rằng họ sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những khoản nợ trước kia và các khoản chi tiêu của nhau sau khi kết hôn. Nhưng trên thực tế, ngay cả khi khoản nợ của một trong hai phát sinh sau khi cưới, không có nghĩa là vợ hoặc chồng của họ phải chịu trách nhiệm trừ khi cả hai đồng ý ký vào giấy nợ hoặc thảo luận với nhau từ trước.
Chỉ khi bạn nộp “Đơn xác lập quan hệ khách hàng” hoặc cùng mở thẻ phụ, hoặc đồng ký tên, thêm vợ chồng với tư cách là người dùng được sử dụng chung thẻ tín dụng thì mọi thông tin sẽ được chia sẻ trên báo cáo tín dụng.
Thông thường bạn có thể lựa chọn một trong hai cách tiếp cận
Mở tài khoản cá nhấn của riêng bạn
Nếu các bạn đều có thói quen chi tiêu khác nhau, riêng biệt và tự chủ trong tài chính và không muốn chịu mọi chi phí của người kia. Cũng có thể là trong trường hợp người bạn đời đang gặp khó khăn với vài món nợ khổng lồ và bạn có thể chọn cách là không chia chi phí nợ, giữ nguyên tài chính riêng biệt. Điều này sẽ giúp bạn quản lý được nợ của riêng mình và duy trì lịch sử tín dụng cá nhân tốt của bạn.
Nếu có khả năng độc lập tài chính tốt, một tài khoản cá nhân riêng sẽ có lợi hơn trong trường hợp ly thân hoặc ly hôn. Hãy giải thích rõ ràng với bạn đời của mình rằng, trong một căn nhà chỉ 1 người mắc nợ xấu là đủ, vì nếu không việc học hành và phát triển của con cái có thể gặp rắc rối vì tài chính chung của cha mẹ.
Xem thêm: Phụ nữ có nên độc lập tài chính hay không?
Gộp tài khoản chung của cả hai
Tài khoản chung có thể giúp cả hai vợ chồng dễ dàng chi trả những khoản chi phí sinh hoạt chung cho gia đình, cung cấp cho cả 2 toàn quyền tiếp cận quỹ trong các trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, việc chia sẻ tín dụng với nhau sẽ gây ra một thay đổi lớn và trách nhiệm tài chính của cả hai cũng khác đi rất nhiều, tùy thuộc vào loại tài khoản.
Chẳng hạn như với tư cách là đồng chủ tài khoản, bạn phải chia sẻ quyền sở hữu tài khoản của mình và cả hai đều có trách nhiệm trả nợ. Và tài chính của cả hai sẽ được xem như là một, họ có quyền sử dụng thẻ tín dụng của bạn nhưng không có trách nhiệm pháp lý để trả lại vì mọi thứ đều chỉ nằm trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Nhìn chung, để cả hai được thoải mái nhất trong chuyện tiền nong, hãy nói chuyện rõ ràng trước khi đi đến kết hôn. Với tài chính, nó có thể như một quả bom nổ chậm có thể nổ bất cứ lúc nào trong đời sống hôn nhân của bạn, quan trọng là cả hai nên trung thực với nhau. Hoặc nếu có một người khác đang phụ thuộc vào bạn hoặc thu nhập của bạn, bạn có thể tìm hiểu qua một vài bảo hiểm nhân thọ uy tín.
Đừng ngần ngại chia sẻ với người bạn đời của mình về quan điểm trách nhiệm cá nhân trong nợ nần khi kết hôn. Trao đổi, thảo luận với nhau về mọi thứ liên quan đến tài chính sẽ giúp các bạn thấu hiểu và tôn trọng nhau hơn, từ đó mới dễ dàng có được hạnh phúc, hòa thuận hơn trong tương lai chung một nhà.
Hy vọng qua bài viết trên, Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề vợ chồng nên thảo luận gì với nhau về nợ nần khi kết hôn. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!