Mẹ&Con - Bệnh viêm tuyến vú là một trong những bệnh có triệu chứng viêm nhiễm gây ra do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú. Bệnh chỉ hay gặp với những người mẹ lần đầu nuôi con, cho con bú, thường xuất hiện vào 3-4 tuần đầu sau khi mẹ cho con bú. Mẹ đã mặc áo ngực đúng cách? Ngăn chặn ung thư vú bằng thực phẩm Thay đổi lối sống để phòng ung thư vú

Mẹ&Con lưu ý các mẹ một số vấn đề sau:

Viêm tuyến vú do đâu?

– Lần đầu tiên làm mẹ, da đầu núm vú của người phụ nữ còn non nên khi cho con bú không đúng cách, bé sẽ phải lôi kéo núm vú dẫn đến núm vú bị tổn thương.
– Những ngày đầu sau sinh, núm vú của mẹ con thụt vào bên trong hoặc quá bằng phẳng nên mỗi lần bú, bé sẽ gặp nhiều khó khăn. Một số bé sẽ phải cắn mút đầu vú nên vô tình hình thành nên những vết thương nhỏ và loét. Khi đầu vú đã nứt, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa, sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm nhưng nhiều mẹ lại không nhận ra.
– Bé bú sữa mẹ không hết hoặc mẹ nặn sữa chưa đúng cách đúng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tuyến vú.
– Một số mẹ không chú ý nhiều đến việc vệ sinh vú nên có thể sẽ bị viêm nhiễm.

Biểu hiện của bệnh:
– Ban đầu, mẹ sẽ thấy sữa ra không đều, không thông, vú bắt đầu sưng đau, xuất hiện những cục u nhỏ quanh vú. Một số mẹ sẽ bị sốt, đau đầu, tức ngực…
– Đến giai đoạn làm mủ, bầu vú mẹ sẽ sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc cả vú, đau tăng, sốt cao không hạ và mưng mủ cục bộ, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống nước.

Cách phòng bệnh:

+ Giai đoạn mang thai:
– Trong suốt thai kỳ, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì mẹ nên vê kéo dần ra ngoài hàng ngày, nhất là sau 5 tháng.
– Tham gia các các lớp học tiền sản để có cơ hội giao lưu, giải đáp, học hỏi kinh nghiệm, những lời khuyên bổ ích của chuyên gia về vấn đề này.

Viêm tuyến vú sau sinh: Mẹ chớ coi thường! 3

+ Sau khi sinh:
– Dùng tay day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.
– Vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.
– Mẹ nên cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú khoảng 10 -15 phút.
– Mẹ nên cho con bú hết bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu sữa quá nhiều mà trẻ lại bú ít thì phải vắt (hút) cạn lượng sữa thừa.
– Không để trẻ ngậm đầu vú khi ngủ.
– Cố gắng duy trì trạng thái tinh thần vui vẻ, tránh bị kích động.
– Dùng các loại thức ăn làm tăng sữa như: Giò hầm đu đủ xanh, hoa chuối, rau lang…
– Dùng khăn bông thấm nước ấm lau chùi vú 3-4 lần/ngày, xoa nhẹ để đề phòng vú căng to sệ xuống.
– Mặc áo ngực cotton rộng, thoáng, có miếng mút nhỏ để giữ cho sữa đừng rỉ ra áo ngoài
– Khi thấy vú có những biểu hiện bất thường cần sớm đi khám để chữa trị kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan