Mẹ&Con – Tập nói cho trẻ là một trong những cột mốc quan trọng, bước đầu đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ trong hành trình lớn khôn mỗi ngày của con. Để quá trình tập cho con nói diễn ra một cách thú vị, thư giãn, không tạo áp lực, mẹ hãy thử những trò chơi như cùng bé trò chuyện với đồ chơi, chơi trò nghe điện thoại…

Dưới đây là 6 trò chơi đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc tập nói cho trẻ, mẹ không nên bỏ qua nhé!

Trò chuyện với đồ chơi

Mẹ đừng ngần ngại mua về các món đồ chơi như búp bê, thú nhồi bông… để trẻ có thể trò chuyện với những người bạn tưởng tượng, thân thiết này. Thông qua đó, bé nhà bạn có thể học được cách giao tiếp vô cùng đáng yêu và sáng tạo.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dành thời gian cùng bé trò chuyện với những người bạn gấu bông, búp bê, siêu nhân này. Những buổi trò chuyện như vậy sẽ giúp trẻ tập nói và nói rất nhanh đấy.

Tập nói cho trẻ

Chơi trò nghe điện thoại

Trò chơi nghe điện thoại chắc chắn có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp rất hiệu quả. Mẹ hãy cùng với trẻ sử dụng một chiếc điện thoại đồ chơi, dạy bé cách áp điện thoại vào tai và giả vờ như bạn đang nói chuyện với bé qua một chiếc điện thoại. Thông qua hoạt động này, bé đồng thời học hỏi thêm được cả kỹ năng nói chuyện và sử dụng điện thoại.

Chơi với bảng chữ cái

Đây cũng là cách tập nói cho trẻ rất hiệu quả, mẹ không nên bỏ qua. Hãy viết các chữ cái lên một tờ giấy và cùng trẻ tô màu cho chúng. Sau đó, hãy từ từ dạy trẻ chữ “B” là “Ba Ba”, chữ “M” là “Ma Ma”… dần dần như vậy, trẻ sẽ nhớ được các ký tự dễ dàng hơn.

Nhớ mặt đặt tên

Hãy chỉ cho trẻ các đồ vật trong gia đình và yêu cầu trẻ gọi tên chúng. Sau đó, bạn có thể dần mở rộng ra các đồ vật trong vườn, trong siêu thị để dạy bé thêm nhiều từ vựng mới.

Tập nói cho trẻ

Tập nói cho trẻ: Hát cùng trẻ

Hát cùng trẻ vừa giúp trẻ trau dồi vốn từ vừa giúp trẻ thư giãn. Ngoài ra, thông qua các bài hát, mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển tư duy, sự sáng tạo bằng những động tác múa minh họa, cái vỗ tay hay lắc đầu…

Chơi trò hoàn thành câu

Hãy khuyến khích trẻ giúp bạn hoàn thành cuộc đối thoại. Ví dụ bạn hỏi trẻ: “Con có muốn ăn chuối không?”, sau đó, hãy chờ trẻ trả lời câu hỏi này. Nhờ vậy, trẻ sẽ dần biết cách tự biểu lộ ý muốn và nâng cao sự tự tin.

Ngoài ra, khi trẻ đã lớn hơn được chút, mẹ có thể đọc sách cùng trẻ mỗi tối và đặt các câu hỏi để trẻ trả lời. Cách này sẽ giúp trẻ luyện được kỹ năng nghe – hiểu. Ngoài ra, hãy chỉ cho trẻ các hình ảnh minh họa trong cuốn sách và “nhờ” trẻ xác định các đồ vật trong tranh để luyện thêm từ vựng.

Bài viết liên quan