Mẹ và Con - Sự phát triển của công nghệ mang đến nhiều lợi ích, nhưng đối với trẻ em việc ngồi trước màn hình điện thoại, máy tính… và đắm chìm vào thế giới ảo có thể ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của trẻ.

Không có gì tốt bằng nếu như trẻ được phát huy trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua các thói quen thông thường. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Chính vì vậy, hãy cùng Mẹ và Con theo dõi ngay bài viết này để hiểu được chúng ta nên làm gì để phát triển khả năng tư duy cho con nhé!

Sử dụng các món đồ tái chế để làm đồ chơi

Việc thu gom và tái chế lại những món đồ không sử dụng như hộp đựng bằng nhựa, dây, đồ gỗ, đồ chơi bị hỏng có thể trở thành những món đồ chơi đầy mới mẻ và thú vị. Bạn không nên tự mình làm những món đồ chơi này mà hãy cùng trẻ thực hiện vào thời gian rảnh. Nhờ vậy mà trẻ sẽ giảm thời gian xem ti vi, điện thoại, máy tính lại rất nhiều. Những đồ dùng này cùng với trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bé, sẽ trở thành những món đồ chơi hữu ích cho bé.

kích thích sự sáng tạo

Đóng kịch

Đóng kịch là một trò chơi dễ dàng cuốn hút trẻ và giúp trẻ cải thiện tư duy sáng tạo. Đây không chỉ là hoạt động đơn giản giúp tăng khả năng hoạt ngôn còn giúp tình cảm gia đình khắng khít hơn rất nhiều. Nhưng bố mẹ đừng nghĩ đóng kịch với bé thì cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hay phục trang phức tạp nhé, chỉ cần tận dụng những đồ vật có sẵn trong nhà như giấy carton làm vương miện, chăn vải làm áo choàng là bạn đã có thể đóng vai hoàng tử hay công chúa rồi đấy. Trò chơi đóng vai sẽ giúp trẻ tưởng tượng cuộc sống từ một góc độ khác – một yếu tố quan trọng phát triển sự sáng tạo.

Việc để con tưởng tượng sẽ dần hình thành thói quen suy nghĩ và phản ứng với các tình huống trong cuộc sống, từ đó không gặp lúng túng khi gặp những tình huống thực ngoài đời thường.

Mỗi một vai diễn hay một tình huống đều cần trẻ phải phát huy trí tưởng tượng về cuộc sống ở một góc độ khác. Để trẻ có thêm những “chất liệu” cho việc diễn kịch, các bậc phụ huynh cần chú ý cho trẻ ra ngoài vui chơi nhiều hơn để thay đổi khung cảnh, làm quen bạn bè. Bố mẹ nên để con đưa ra ý kiến và khuyến khích con đưa ra ý tưởng cho những diễn biến tiếp theo của câu chuyện hay vở kịch không nên tuân theo bất kỳ kịch bản quy chuẩn nào.

Bố mẹ cũng có thể bắt đầu từ một tình huống, rồi cả nhà thay phiên nhau kể nối tiếp các phần để tạo nên một câu chuyện hoàn toàn mới. Khi con đưa ra ý kiến, đừng quên khen ngợi và đề nghị con giải thích tại sao con nghĩ như vậy. Nhưng hơn hết bố mẹ vẫn nên đề cao đức tính đẹp và cái thiện luôn chiến thắng cái ác nhé!

Khuyến khích trẻ vẽ nhiều hơn

Hội họa được đánh giá là môn học kích thích sự sáng tạo, giúp trẻ nâng cao thị giác, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tăng khả năng tư duy về hình khối, màu sắc, sự liên kết sự vật, con người, cảnh quan… Cùng với việc đóng kịch, hội họa giúp trẻ thể hiện những suy nghĩ; cụ thể hóa chúng từ những quan sát, tưởng tượng của trẻ về thế giới xung quanh và những gì chúng quan tâm.

Có thể do tuổi còn nhỏ nên các hình vẽ sẽ khá trừu tượng và không có ý nghĩa đối với người lớn, nhưng với trẻ chúng vô chùng chân thật và thu hút trong mắt của trẻ thơ. Đây là điểm mà bố mẹ nên dựa vào để kích thích sự hứng thú cùng tư duy trí tưởng tượng của trẻ. Với mỗi bức vẽ, hãy để con được tự do múa bút, đừng ép chúng phải vẽ theo logic mà người lớn cảm nhận. Tức là bạn nên để trẻ thoải mái sáng tạo, đừng bắt trẻ phải vẽ thế này, phải tô thế kia.

Các bé biết vẽ trước khi biết viết. Chính những nét vẽ nguệch ngoạc trên giấy là thú vui tự nhiên của bất kì đứa trẻ nào. Việc cha mẹ nên làm là trở thành những người khuyến khích trẻ thông qua những hành động đơn giản như khen ngợi, động viên, cầm tay con cùng vẽ, tô màu những hình đơn giản như bông hoa, ngôi nhà, ông mặt trời,… Điều này làm tăng sự gắn kết tình cảm với trẻ, giúp trẻ cởi mở và hứng thú với việc sáng tạo ra những bức tranh đẹp hơn. Hơn nữa với bức tranh đầu tiên của trẻ bạn nên giữ lại và có thể đóng thành các quyển album để cho trẻ nhận thấy sự tiến bộ của mình, đây là cách rất tốt để khuyến khích trẻ yêu thích các bộ môn thiên hướng nghệ thuật và sáng tạo.

Kích thích tư duy sáng tạo của trẻ thông qua các trò chơi

Nếu những bài học khô khan không làm trẻ thấy hứng thú, bố mẹ có thể dùng những trò chơi tư duy để trẻ thấy thích hơn. Việc sử dụng trò chơi tư duy sáng tạo vừa tạo được niềm vui trong học tập vừa có thể kích thích được tư duy của trẻ một cách toàn diện nhất. Những trò chơi tư duy sáng tạo phụ huynh có thể tham khảo:

Trò chơi tư duy dạng lắp ráp: Sự kết hợp giữa hình dạng và màu sắc sẽ phát triển khả năng tư duy sáng tạo của trẻ lên đáng kể. 

Trò chơi tư duy sáng tạo kiểu giải đố: Đặt cho trẻ những câu đố vui trong mọi trường hợp. Hãy giúp trẻ tìm ra những câu trả lời phù hợp với trẻ nhất và sau mỗi câu trả lời là một lời khen đây là động lực để bé tin vào khả năng của mình.

Trò chơi ghi nhớ: Dạng trò chơi giúp trẻ cải thiện khả năng tập trung một cách hoàn hảo. Trẻ sẽ nâng cao khả năng nhận biết, thêm vào đó là khả năng ghi nhớ, giúp trẻ có một óc quan sát và chú ý một cách hoàn hảo.

Trò chơi toán học: Một trò chơi hoàn hảo, vừa đơn giản lại vừa phù hợp để có thể giúp trẻ cải thiện và nâng cao khả năng tính toán. Một cách hoàn hảo để giúp bé có thể nhận dạng các con số, các phép tính cũng như các phép so sánh và tìm ra những vấn đề cơ bản trong bộ môn toán.

Trò chơi nhận thức với màu sắc: Trò chơi này cực kỳ hữu ích, không những giúp bé rèn luyện khả năng ghi nhớ mà còn tập cho trẻ có một phản xạ tuyệt vời. Với trò chơi dạng này sẽ giúp cho trẻ rất nhiều về mặt nhận thức trong cuộc sống sau này.

dạy trẻ thông minh

Làm quen với âm nhạc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc là một trong những công cụ tốt nhất để rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ. Qua âm nhạc, trẻ sẽ thể hiện cách nhìn nhận thế giới cũng như xác định vị trí của chúng trong thế giới ấy. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc cùng ba mẹ hay bạn bè như học hát, nghe hát, học chơi nhạc cụ, vận động theo nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố cần thiết cho sự sáng tạo.

Việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc và các bộ môn sáng tạo nghệ thuật giúp con giao tiếp tốt và biểu đạt cảm xúc dễ dàng hơn. Rất nhiều trẻ cảm thấy khó khăn trong việc biểu đạt thành lời những cảm xúc như giận dữ, thất vọng, hạnh phúc hay sợ hãi. Tuy nhiên, trẻ có thể dễ dàng biểu lộ những xúc cảm này thông qua âm nhạc. Để con tiếp xúc với âm nhạc thường xuyên sẽ tăng khả năng cảm âm của bé, thúc đẩy các năng lực biểu hiện từ đó kích thích tư duy sáng tạo nghệ thuật và tư duy logic khoa học.

Tùy vào độ tuổi của con, bố mẹ nên có những lựa chọn thể loại âm nhạc phù hợp. Hãy để âm nhạc đi vào cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên. Từ đó kĩ năng nghe của bé được cải thiện và phát triển. Hãy để âm nhạc đi vào cuộc sống của trẻ một cách tự nhiên bởi đó là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ.

Bố mẹ thấy đấy, chỉ cần kết hợp giữa sự yêu thương, kiên nhẫn cùng các phương pháp khoa học trên là bạn đã thực hiện được những điều tưởng chừng vô cùng khó khăn – rèn luyện tư duy sáng tạo cho con yêu, mang đến cơ hội giúp trẻ phát triển toàn diện.

Bài viết liên quan