Mẹ&Con - Quá ngày dự sinh vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ. Chuyện gì đang xảy ra với mẹ bầu vậy? Có nguy hiểm không? Cách tính ngày dự sinh chính xác bà bầu cần biết Mẹ đã biết cách tính ngày dự sinh

Quá ngày dự sinh là vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng, đừng ngồi ko yên. Thông thường, một thai kì bình thường sẽ kéo dài khoảng 40 tuần, song vì một lý do nào đó mà hết 40 tuần, mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển da thì cũng đừng quá lo lắng nhé. Hầu hết mẹ bầu đều sinh sớm hoặc muộn hơn ngày dự sinh 1 – 2 tuần. Chỉ một con số rất khiêm tốn 3 – 5% các mẹ sinh đúng thời gian dự kiến.

Quá ngày dự sinh con vẫn chưa chào đời, mẹ phải làm sao? 5Quá ngày dự sinh, mẹ phải làm sao?. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân quá ngày dự sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc chậm trễ ngày dự sinh. Phổ biến nhất là việc mẹ bầu cung cấp sai lệch ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cho bác sĩ, khi bác sĩ hỏi để tính ngày dự sinh. Nếu không nhớ rõ, khai nhầm ngày thì quá trình tính ngày dự sinh sẽ chênh lệch nhất định.

Thêm một nguyên nhân nữa, đó là do mẹ siêu âm thai lần đầu tiên quá trễ, sau tam cá nguyệt thứ nhất mới tiến hành siêu âm. Giai đoạn này, thai nhi phát triển rất nhanh nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình tiên đoán ngày dự sinh, dẫn tới quá ngày dự sinh mà mẹ vẫn chưa có động tĩnh gì.

Ngoài ra, còn nhiều các nguyên nhân khác do mẹ và do thai nhi như:

Do mẹ: Mẹ bầu mắc bệnh béo phì; Mẹ mang thai lần đầu; Mẹ từng ít nhất một lần mang thai già ngày hay chính bản thân mẹ bầu trước đây cũng bị sinh già ngày…

Do thai nhi: Dây rốn thai nhi ngắn; Ngôi thai không đúng trục…

Nguy cơ tiềm ẩn

Khi mẹ mang thai quá 42 tuần, sẽ có rất nhiều rủi ro xảy đến với thai nhi trọng bụng. Nguy hiểm nhất, thai nhi có thể bị ngộp thở và chết lưu trong bụng mẹ. Nhẹ hơn, thai nhi có thể mắc hội chứng suy hô hấp do hít phải phân su.

Thai nhi càng lớn, việc sinh nở của mẹ càng trở nên khó khăn. Mẹ đứng trước nguy cơ sinh mổ lớn, kèm theo nhiều tiềm ẩn rủi ro trong suốt quá trình sinh nở.

Quá ngày dự sinh, mẹ phải làm sao?

Quá ngày dự sinh 1 tuần đổ lại, mẹ nên đi tập thể dục, kích thích đầu ti nhẹ nhàng. Việc làm này giúp kích thích, đẩy thai nhi dần chuyển xuống vùng xương chậu, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Quá ngày dự sinh 1 tuần trở đi, tốt hơn hết mẹ nên dọn vào bệnh viện để được theo dõi kĩ. Quá ngày dự sinh 2 tuần, vợ chồng bạn nên có một cuộc trao đổi với các bác sĩ về vấn đề mổ bắt con ra ngoài, tránh trường hợp xấu nhất xảy ra đó là thai nhi bị ngộp, chết lưu trong bụng mẹ.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Tags:

Bài viết liên quan