Mẹ&Con - Tháng cuối thai kỳ, các mẹ thường nôn nóng đến ngày dự sinh nên đôi khi cảm thấy thời gian này trôi qua một cách chậm chạp. Đây cũng là giai đoạn mẹ cần lắng nghe cơ thể và quan tâm tới thai nhi nhiều hơn. Cùng Mẹ&Con lên kế hoạch đón ngày trọng đại này nhé! Những món đồ mẹ bầu nhất thiết phải mang theo khi đi sinh Làm sao vượt qua nỗi sợ hãi gần chồng sau khi sinh con? Phương pháp sinh con theo ý muốn

Bên cạnh sự háo hức, mẹ bầu ở giai đoạn cuối thai kỳ cần nắm rõ kiêng cữ trong ăn uống, đi lại cũng như để ý những biểu hiện bất thường cơ thể, rà soát những thứ cần chuẩn bị và chắc rằng mọi thứ đã sẵn sàng.

Dinh dưỡng

Những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu thường có hai cách nghĩ trong chế độ ăn uống: Một là các mẹ ăn uống kiêng khem vì sợ khó lấy lại vóc dáng sau sinh. Hai là các mẹ ăn uống ngon miệng nên “thừa thắng xông lên” vì nghĩ rằng sẽ có thêm chất dinh dưỡng cho hai mẹ con. Tuy nhiên, cả hai cách nghĩ này đều không đảm bảo dinh dưỡng cho thai phụ trong giai đoạn này.

Những ngày cuối thai kỳ mẹ nên lưu ý những điều gì? 6

– Với những mẹ bầu ở cuối thai kỳ, dạ dày thường bị chèn ép thì không nên ăn nhiều chất béo nhằm tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa. Mẹ chỉ nên ăn những đồ dễ tiêu, ăn ít và chia ra nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn quá no trong một lần.

– Mẹ cũng không nên ăn nhiều đồ ngọt vì có thể gây rối loạn đường huyết ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Tránh các món ăn cay, đồ nướng, tái…

– Mẹ cần cung cấp đủ những thực phẩm giàu năng lượng như thịt, cá, trứng, sữa, và bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước nhằm đảm bảo sức khỏe để mẹ về đích an toàn.

Vận động

– Vào thời điểm này, mẹ sẽ thấy xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu như: Khó thở, phù nề, đau khớp háng… Vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế đi lại quá nhiều hoặc đi xa một mình vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.

– Với những mẹ bầu đang nghỉ chế độ thai sản, lịch sinh hoạt có thể bị xáo trộn đôi chút. Tuy nhiên, mẹ cần phải đi ngủ sớm nhé! Mẹ sẽ thấy tinh thần sảng khoái hơn nếu đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối, thói quen này cũng rất tốt cho thai nhi đấy.

Những ngày cuối thai kỳ mẹ nên lưu ý những điều gì? 7

– Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của mẹ trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút. Vì vậy, mẹ cũng đừng quá lo lắng nếu thai máy ít một chút vào giai đoạn này nhé!

– Vận động quá mạnh là điều không nên nhưng không có nghĩa là mẹ cứ phải ngồi lâu một chỗ hoặc chẳng dám rời khỏi nhà thì mới đảm bảo sức khỏe mẹ và con. Tâm lý lo lắng thái quá có thể khiến mẹ càng căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, mẹ cứ giữ tâm trạng thoải mái, vẫn đi chơi bình thường nhưng chỉ nên đi gần và không đi một mình đến nơi vắng vẻ.

Đừng quên thăm khám

Từ tuần 36, không ít mẹ thắc mắc, thậm chí tỏ ra khó chịu vì phải đi khám thai hàng tuần. Nhưng mẹ cần hiểu là giai đoạn này sẽ có nhiều biến đổi về nước ối, huyết áp, cân nặng thai nhi, mẹ có dấu hiệu sinh hay chưa… Vì vậy, mẹ bầu sắp sinh cần lắng nghe cơ thể và đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường:

Những ngày cuối thai kỳ mẹ nên lưu ý những điều gì? 8
– Đau bụng và ra máu âm đạo
– Bụng to lên quá nhanh và rất khó thở
– Nhiễm độc thai nghén: Phù, tăng huyết áp, mờ mắt, sản giật
-Thai máy yếu hoặc không máy
-Mẹ bầu đã dư tháng nhưng chưa có dấu hiệu sinh

Dấu hiệu chuyển dạ

– Ra dịch nhớt hồng
– Vỡ ối hoặc ra máu tươi
– Xuất hiện các cơn gò: Các cơn đau lúc đầu thường có tần suất 20-30 phút/cơn, sau đó khoảng 5-10 phút/cơn rồi rút ngắn dưới 5 phút/cơn

Tags:

Bài viết liên quan