Mẹ&Con - Làm thế nào để một người mẹ có thể tham gia vào chế độ giảm cân của con? Việc nhỏ nhưng nếu hành động không đúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Thói quen giáo dục của ba mẹ ảnh hưởng đến con cái như thế nào? Bí quyết giáo dục con ngay từ khi chào đời giúp bé thông minh và cứng cáp Cách kiêng ăn cho trẻ béo phì

Tình trạng béo phì ở trẻ em hiện nay đã không còn xa lạ. Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì nó còn gây ra vô số những tác hại về sức khỏe nữa. Là một người mẹ có con mắc bệnh béo phì, chắc chắn bạn sẽ rất khó khăn trong vấn đề giúp con giảm cân dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải theo những cách tiêu cực như nhịn ăn, uống dấm…? Vậy, phải làm thế nào đây?

Trao đổi thẳng thắn: Đừng nuông chiều con quá nhiều bằng suy nghĩ “ ăn được là tốt, cứ ăn đi”. Ăn được là tốt? Đúng vậy. Thế nhưng ranh giới giữa “ăn được” và “ăn nhiều” mong manh lắm. Một đứa trẻ ăn uống khoa học sẽ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần, ngược lại, đứa trẻ ăn uống “vô tội vạ” sẽ gặp phải vô số những tác hại cả về thể chất lẫn tinh thần. Con bạn đang ngày một lớn khôn, hãy trao đổi thẳng thắn với chúng về vấn đề cân nặng. Lưu ý: Thẳng thắn không có nghĩa là ép buộc. Đừng dùng những từ ngữ nặng nề tránh trường hợp đứa bé cảm thấy tự ti, xấu hổ với thân hình không mấy hoàn hảo của chúng.

Trao đổi thẳng thắn với con về vấn đề béo phì

Trao đổi thẳng thắn với con về vấn đề béo phì – Ảnh minh họa

Nói về những tác hại của bệnh béo phì: Hãy nói cho con nghe những tác hại của bệnh béo phì như: Ảnh hưởng đến tim mạch, đái tháo đường, ung thư, kém lanh lợi, chất lượng học hành giảm sút… Không chỉ dừng lại ở “lý thuyết suông”, ba mẹ hãy kết hợp cho con coi các video và hình ảnh trên tivi, mạng internet để tăng tính thuyết phục.

Nói về những tác hại của bệnh béo phì

Nói về những tác hại của bệnh béo phì – Ảnh minh họa

Nói về những lợi ích của việc có một thể hình cân đối: Song song với việc cho con thấy những tác hại của bệnh béo phì, chúng ta cũng cần phải cho chúng thấy những mặt tích cực của việc có một cơ thể cân đối: Sức khỏe tốt, ngoại hình hấp dẫn hơn, được nhiều ưu ái trong cuộc sống khi trưởng thành… Tương tự như trên, ba mẹ cũng đừng “nói suông”, hãy cho con tận mắt chứng kiến những lợi ích của việc giảm cân thông qua tivi, báo đài, mạng internet…

Nói về những lợi ích của việc có một thể hình cân đối

Nói về những lợi ích của việc có một thể hình cân đối – Ảnh minh họa

Lập chế độ ăn uống, rèn luyện hợp lý: Nói là làm. Ngay sau khi bé nhận thức được các vấn đề về việc béo phì và giảm cân, việc của ba mẹ bây giờ là cần đưa ra một chế độ ăn uống, rèn luyện thích hợp. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, lựa chọn những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết và hạn chế những thực phẩm dễ gây tăng cân… Chọn những loại hình rèn luyện thích hợp với từng độ tuổi và từng bộ phận cần giảm cân trên cơ thể như chạy bộ, đạp xe đạp, nhảy dây, đá banh, bơi lội…

Lập chế độ ăn uống

Lập chế độ ăn uống, rèn luyện hợp lý – Ảnh minh họa

Kỷ luật nghiêm khắc: Không có thành công nào mà không cần đến kỷ luật. Bạn biết đấy, giảm cân với người lớn chúng ta còn là điều không hề dễ dàng, huống hồ trẻ em? Sự hào hứng ban đầu của bé có thể bị mất đi do mệt mỏi, đau nhức trong “công cuộc giảm béo”… Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là hãy nghiêm khắc với con và đưa ra kỉ luật nếu cần. Đừng vì thương con mà vô tình làm hại chính con.

nghiêm khắc với con và đưa ra kỉ luật

Hãy nghiêm khắc với con và đưa ra kỉ luật nếu cần – Ảnh minh họa

Cùng con rèn luyện mỗi ngày: Không gì giúp ta tiến bộ nhanh hơn bằng việc có một người bạn đồng hành chung đường. Dù bận rộn nhưng ba mẹ hãy cố gắng dành thời gian 30 phút mỗi ngày cùng con tham gia vào các bài tập thể thao, hay chỉ đơn giản là đứng bên ngoài cổ vũ con khi bé tham gia lớp học nhảy… Cùng con rèn luyện không chỉ tốt cho sức khỏe của cả hai, mà nó còn là điều giúp gắn kết sợi dây tình cảm gia đình bền vững hơn nữa đấy!

Đồng hành cùng con

Không gì giúp ta tiến bộ nhanh hơn bằng việc có một người bạn đồng hành chung đường – Ảnh minh họa

Tags:

Bài viết liên quan