Mẹ&Con – Ngừng cho con bú khiến nhiều mẹ bị căng sữa trong vài ngày đầu, thậm chí có mẹ kéo dài cả hàng tuần. Không ít mẹ còn bị sốt cao khi cai sữa cho con. Để tránh tình trạng này, các mẹ nên thực hiện các cách sau đây.

Hóa trang bầu ngực

Mẹ có thể hóa trang bầu ngực để khiến bé nhìn vào là không muốn đòi ti nữa. Nhiều mẹ đã áp dụng mẹo cai sữa không đau này cho con rất thành công. Mẹ hãy sử dụng những cách sau đây để hóa trang cho bầu ngực của mình: tô son vào bầu vú, dùng mặt nạ đắp mặt để đắp vào bầu ngực, dùng băng dính đen bịt kín núm vú…

Lưu ý với mẹ khi áp dụng cách này: Sau khi hóa trang, mẹ có thể giải thích một cách ngộ nghĩnh cho bé hiểu, tránh việc dọa cho bé sợ, ảnh hưởng đến tâm lý của bé.

Tập ngậm ti giả

Khi trẻ đã cứng cáp, có thể ngồi vững, mẹ hãy tập cho trẻ ngậm ti giả bên cạnh việc ngậm ti thật. Việc ngậm ti giả giúp bé quen hơn với việc rời xa bầu vú mẹ và dần dần bé sẽ cai ti mẹ lúc nào không hay. Lưu ý mẹ nên chọn mua ti giả ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng nhé!

Mách mẹ 5 mẹo cai sữa không đau nhất định phải biết 24
Mẹo cai sữa không đau dành cho mẹ (Ảnh minh họa)

Tạm xa bé vài ngày

Nếu mẹ quyết tâm, không lung lay tinh thần khi phải xa con thì đây cũng là một mẹo cai sữa không đau hiệu quả. Mẹ có thể gửi con về ông bà nội, ngoại 2-3 ngày để con quen dần với sự thiếu hơi mẹ và quên đi việc đòi ti. Thời gian đầu khi không thấy mẹ, bé sẽ quấy khóc nhưng vài ngày sau đó bé cũng sẽ quen dần với điều này.

Chế biến và tăng thêm bữa ăn cho con

Bên cạnh áp dụng các cách cai sữa cho con trên, mẹ có thể tìm hiểu để chế biến thêm nhiều món ngon, bổ dưỡng cho con. Cho con sử dụng sữa công thức, đồng thời tăng thêm bữa phụ để con không còn cảm giác đói. Khi đó, bé sẽ giảm tần suất đòi ti mẹ.

Mẹo cai sữa không đau cho mẹ bằng thức uống thảo dược

Dùng thảo dược để giảm lượng sữa tiết ra như hoa lài, lá bạc hà cay, lá ngải đắng, ngò tây… Hoặc đun nước lá dâu tằm hoặc lá lốt để uống cũng giúp giảm khả năng tiết sữa, bé ti, và tự khắc bé sẽ không đòi ti nữa.

Khi bị căng tức bầu vú, mẹ dùng khăn thấm nước nóng chườm và mát-xa bầu vú. Hoặc có thể lấy một chiếc cốc, lọ có miệng rộng, làm nóng và nhiều hơi, sau đó úp ngay miệng cốc vào bầu ngực, dưới sức nóng tự dưng sữa mẹ sẽ tự chảy ra và giảm đau tức cho mẹ.

Những lưu ý trước khi cai sữa cho bé

– Mẹ không nên cai sữa khi bé bị ốm vì bé sẽ khó thích nghi với thay đổi mới, biếng ăn và dẫn đến còi xương.

– Mẹ cũng không nên cai sữa cho bé trong thời kỳ thời tiết thay đổi, hay chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, bị nhiễm khuẩn, hay bị suy dinh dưỡng.

– Khi mẹ thực hiện cai sữa cũng cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé thay thế nguồn sữa mẹ.

Bài viết liên quan

bà bầu bị khô môi

“Giải cứu” cho đôi môi khô và nứt nẻ của bầu khi đông về

Mẹ&Con - Phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và càng khổ sở hơn khi bờ môi quyến rũ ngày nào của mẹ đang bị khô và nứt nẻ không những gây khó chịu mà còn làm gương mặt mẹ bầu kém sắc. Mẹ&Con sẽ bật mí vài bí quyết nhỏ để đôi môi bầu luôn quyến rũ và tươi trẻ. Chì trong son môi có đáng lo? 7 xu hướng màu môi trong năm 2015 Bí quyết giữ son môi cả ngày không trôi