Tết nguyên đán là thời điểm mọi người trông đợi nhất năm. Bởi lẽ đây là kỳ nghỉ dài nhất để những người con xa quê có dịp quây quần bên gia đình, ba mẹ. Hơn nữa, đây cũng là dịp để mọi gia đình chuẩn bị mâm cúng dâng lên gia tiên để ngày Tết tươm tất hơn. Đây cũng là truyền thống đẹp của người Việt từ xa xưa đến nay, với mong muốn một năm mới bình an và mọi điều tốt đẹp sẽ đến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mâm cỗ cúng mùng 1 Tết cần chuẩn bị những gì để đủ đầy và trọn vẹn. Cùng tìm hiểu ngay với Mẹ và Con, bạn nhé!
Mùng 1 tết mang ý nghĩa là gì?
Ngày đầu năm được quan niệm là thời điểm quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, trước mùng 1 Tết thì đêm Giao thừa lại quan trọng hơn cả. Thời khắc thiêng liêng giao thoa được dành cho lễ gia tiên và cúng ông bà. Lúc đó, lễ cúng gia tiên sẽ khởi đầu cho ngày mùng 1 Tết.
“Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Chính vì vậy mà ý nghĩa ngày Tết được lấy được lấy theo câu này. Theo quan niệm của người Việt từ xưa, người cha đại diện cho nhà nội. Chính vì vậy, vào mùng 1 Tết gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ. Sau khi con cháu đã chúc Tết và nhận lì xì đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm và cùng nhau nói về những chuyện đã qua.
Cuối cùng cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em và họ hàng bên nhà nội. Cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành và hạnh phúc.
Ý nghĩa cúng mùng 1 Tết
Đây là dịp quan trọng là ngày mà cả gia đình đoàn viên sau một năm làm việc, học tập. Vì vậy, mâm cơm ngày Tết cần phải luôn đủ đầy các món và chăm chút kỹ càng hơn mọi ngày. Với ý nghĩa mong muốn một năm mới luôn đủ đầy, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Nên hầu như các mâm cỗ mùng 1 Tết của mọi gia đình đều được bày biện nhiều món, đầy đủ màu sắc và hương vị.
Không những thế, mâm cỗ còn thể hiện được lòng tri ân của mọi người trong gia đình đến tổ tiên, ông bà hay những người có công xây dựng đất nước mang đến bình yên cho mọi người. Nên mâm cúng từ đêm 30 đến mùng 3 tết đều được mọi gia đình chuẩn bị rất cẩn thận.
Mâm cúng mùng 1 Tết
Theo quyển tín ngưỡng Việt Nam của Lưu Ánh được NXB trẻ xuất bản, mâm cỗ mùng 1 Tết bao gồm mâm ngũ quả, đèn, trầu, cau, rượu, trà bánh (bánh tét hay bánh chưng). hương hoa. giấy tiền vàng mã… Cho dù cúng cỗ chay hay cỗ mặn cũng cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng để thể hiện lòng thành kính lên gia tiên.
Mâm cỗ miền Bắc
Mâm cỗ miền Bắc thường sẽ đầy đủ 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ bốn mùa và bốn phương. Bên cạnh đó, những gia đình cầu kì hơn thì sẽ cố đến 6 bát, 6 đĩa hoặc thậm chí 8 bát, 8 đĩa.
4 đĩa trong mâm cỗ miền Bắc thường là 1 đĩa gà luộc, 1 đĩa thịt lợn, 1 đĩa giò lụa và 1 đĩa chả quế. Đặc biệt là luôn có một đĩa xôi gấc với ước mong mọi điều luôn may mắn và rạng ngời như màu gấc trong năm mới.
4 bát gồm thường là 1 bát chân giò hầm măng, 1 bát bóng thả, 1 bát miến dong cùng 1 bát mọc nấm thả. Chân giò phải được nấu đến chín, là bằng giò vừa nạc vừa mỡ, giữa bát còn có 1 miếng thịt ba chỉ vuông vức và nở đều bốn góc. Thể hiện cho sự thịnh vượng và đủ đầy cả năm.
Thường ở miền Bắc, vào năm mới sẽ không sát sinh nên các món trong mâm cỗ cần chuẩn bị rất sớm.
Mâm cỗ miền Trung
Mâm cỗ miền Trung thường đủ đầy, các món từ khô đến nước hơn so với miền Nam. Hầu hết sẽ là các món mặn, gia vị đậm đà như: bò nướng sả ớt, heo quay, bò nấu thưng, nem lụi, củ cải kho nạc, thịt nạc rim…
Bên cạnh thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm. Thì một trong những món thường xuất hiện trong mâm cúng mùng 1 miền Trung đó chính là món cuốn (bánh tráng, rau sống). Bên cạnh đó, còn có các món trộn như: vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị, thịt gà trộn rau răm… Cuối thực đơn thường là những món ăn tráng miệng như bánh ngũ sắc, bánh sen tán, bánh in bột nếp, bánh phục linh… các loại bánh đậu xanh nhuộm màu được nặn theo hình trái cây rất đẹp mắt.
Mâm cỗ miền Nam
Mâm cỗ miền Nam thì thường đơn giản hơn và phụ thuộc và nhiều nguồn kinh tế gia đình, thể hiện sự trù phú, màu mỡ của vùng miền. Mâm cỗ miền Nam thường không cầu kỳ như miền Bắc. Món ăn trong mâm cỗ miền Nam thường phong phú thực đơn và không quá gò bó theo bất kỳ quy chuẩn nào cả.
Thường mâm cúng mùng 1 của miền Nam gồm: chả giò chiên, gỏi gà xé phay, củ kiệu chua ngọt, lạp xưởng tươi… Đặc biệt phải có bánh tét. Bên cạnh đó, bánh tét cũng rất đa dạng như: bánh tét dừa, bánh tét nếp cẩm, bánh tét ngọt, có thể kèm theo thịt và trứng vịt. Hai món ăn xuất hiện rất nhiều trong mâm cỗ đó chính là thịt kho trứng và canh khổ qua. Với mong muốn một năm tốt đẹp, sung túc nên hầu như không thể thiếu ở mâm cỗ miền Nam.
Văn khấn cúng mùng 1
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Phật Trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ
Con kính lạy Chư vị Tôn thần
Hôm nay là ngày mồng Một tháng Giêng năm NHÂM DẦN, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ con là ……………………….
Ngụ tại ……………………………….
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dân cúng Thiên thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người khỏe mạnh dồi dào, an khang thịnh vượng.
Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm mới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Tết Nguyên đán là một dịp đặc biệt để gia đình quây quần bên nhau và chia sẻ những câu chuyện đã trải qua một năm. Bên cạnh đó, đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình thể hiện lòng thành kính lên. Hy vọng với những gợi ý mâm cúng mùng 1 trên đây, các bạn sẽ có thêm kiến thức để mâm cúng của gia đình thêm đầy đủ.