Mẹ và Con - Một mùa xuân nữa lại sắp đến, chúng ta lại có dịp quây quần bên gia đình ngắm bọn trẻ nô đùa, du xuân, chúc tết ông bà, họ hàng… Để ngày xuân được trọn vẹn, Mẹ và Con mách mẹ cách dạy con nhận lì xì sao cho phải phép nhé!

Tuy nhiên, có không ít trường hợp bố mẹ phải đau đầu, thở dài khi các bé nhận lì xì. Vì có bé sẽ quên lời cảm ơn người lớn, có bé lại mở ngay lập tức bao lì xì trước mặt người lì xì, thậm chí nhiều bé lại tỏ thái độ vì tiền lì xì không như mong muốn… Vì vậy để ngày tết được trọn vẹn, bố mẹ nên dạy con nhận lì xì đúng cách và lễ phép để cả nhà đều vui vẻ.

Dạy trẻ về ý nghĩa của việc lì xì vào mỗi dịp tết

Lì xì ngày tết là một phong tục tập quán lâu đời của các nước Á đông và Việt Nam. Nguồn gốc của phong tục này được giải thích bằng nhiều câu chuyện. 

“Nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay”. Trích Báo Dân Sinh.

Ngày nay, phong tục lì xì tết đã có nhiều thay đổi với đa dạng phong cách mới lạ. Bên cạnh những phong bao lì xì đỏ thắm truyền thống, người lớn cũng thường tặng trẻ những món quà mang nhiều ý nghĩa thiết thực hơn. Tuy nhiên dù là hình thức gì đi chăng nữa, phong tục lì xì vẫn không thay đổi. Người lớn khi trao lì xì cho trẻ vẫn mang ý nghĩa khỏe mạnh, ngoan ngoãn, lễ phép, mau ăn chóng lớn…

Vì vậy, bạn nên dạy con nhận lì xì đúng cách để người lì xì cảm thấy vui và bố mẹ cũng đỡ gặp tình trạng “dỡ khóc dỡ cười”.

dạy con lì xì

Dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi đi chúc Tết hay khách đến nhà chúc Tết

Bố mẹ nên dạy trẻ thật kỹ, tuyệt đối không được chạy xà tới khách đến nhà chúc Tết và tỏ vẻ chờ đợi. Càng không được đòi tiền khi khách chưa lì xì. Khi cầm lì xì, trẻ phải đưa hay tay đón nhận và cúi đầu nói lời cảm ơn.

Khi khách đến nhà hoặc cả nhà đi chúc Tết, trẻ cần phải chào hỏi lễ phép và chúc Tết với những người khách. Bố mẹ cũng có thể dạy trẻ trước những câu chúc đơn giản, dễ học để bé có thể áp dụng với nhiều đối tượng. Với thời đại công nghệ như hiện nay, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những câu chúc không đúng mực và khiến cho người lì xì cảm thấy không được vui.

Một câu mà bố mẹ có thể dạy trẻ chúc được nhiều người là: Cháu/em chúc ông/bà/cô/chú/anh/chị năm mới mạnh khỏe và may mắn. Với các câu chúc này, trẻ sẽ đem niềm vui đến cho tất cả mọi nhà.

Cho con biết rằng “không ai có nghĩa vụ phải lì xì cho trẻ”

Ngày nay nhiều trẻ thường mang suy nghĩ rằng lì xì chính là việc mà người lớn cần thực hiện mỗi năm và bắt buộc với tất cả mọi người. Điều này sẽ khiến trẻ tỏ vẻ khó chịu nếu không nhận được lì xì từ người khác và đương nhiên đây là thái độ không lịch sự. Vì vậy, dạy con nhận lì xì bố mẹ cần cho trẻ biết rằng lì xì không phải là nhiệm vụ của người lớn. Điều này sẽ giúp trẻ không còn mong đợi vào việc “săn” lì xì và tỏ thái độ với những người không lì xì cho bé.

Dạy con không vòi thêm tiền lì xì

Trẻ con thường vô tư và cố gắng vòi thêm tiền lì xì từ ông bà, cô chú trong gia đình. Điều này sẽ tại ý nghĩ về việc đặt nặng vấn đề tiền bạc, vì vậy bố mẹ nên dạy con không nên vòi thêm tiền lì xì như vậy sẽ rất bất lịch sự và mất đi ý nghĩa đẹp vốn có của việc lì xì ngày tết.

cách nhận lì xì

Dạy con nhận lì xì cần kiên nhẫn, chờ đợi

Rất nhiều trẻ khi vừa nhận được bao lì xì liền mở ra ngay trước mặt khách và cùng nhau bàn tán về giá trị của bao lì xì, thậm chí là đem so sánh giá trị của những bao lì xì với nhau. Đây là một hành động thiếu tế nhị, vội vã và khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu.

Bạn nên dạỵ con nhận lì xì từ người lớn, nên cất vào túi quần hay ví tiền đã được chuẩn bị trước, hay có thể đưa bố mẹ giữ giúp. Tuyệt đối không được mở ra xem là bàn tán về số tiền nhận được trước mặt người lì xì.

Dạy con biết trân trọng tiền mừng tuổi

Nhiều bố mẹ thường nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không phân biệt được giá trị của các tờ tiền có mệnh giá như thế nào. Tuy nhiên, trẻ có thể nhận biết được giá trị của tờ tiền thông qua việc quan sát hoạt động dùng tiền của bố mẹ hay người lớn mà trẻ thấy ở bất kỳ đâu.

Vì vậy, bạn nên dạy con nhận lì xì trong tâm thế thoải mái nhất vì dù ít hay nhiều cũng là tấm lòng của người chuẩn bị những bao lì xì đó nên mọi sự so sánh đều không đúng. Vì trên thực tế, giá trị không còn quan trọng khi ý nghĩa của lì xì được thể hiện bằng sự quan tâm. 

Dạy con cách giữ gìn tiền lì xì

Trong mỗi dịp Tết trẻ sẽ nhận được rất nhiều phong bao lì xì, vì vậy bố mẹ và bé cần chuẩn bị quần áo có túi hoặc chiếc túi nhỏ để bé có thể cất giữ những phong bao lì xì của mình. Dù người lì xì đó là ai, thì trẻ cần giữ gìn phong bao lì xì đó một cách cẩn thận như một món quà đầy ý nghĩa về mặt tinh thần. Nếu không có chỗ cất giữ, bố mẹ có thể cất giữ hộ, không nên đem vứt lung tung và làm mất nó. Tuy nhiên, bố mẹ nên ghi nhớ số tiền mình giữ hộ của bé và hoàn trả khi bé cần nhé!

Vậy là những ngày Tết Nhâm Dần 2022 đang dần đến. Bên cạnh việc chuẩn bị dọn dẹp, sắm sửa thật đủ đầy thì bố mẹ đừng quên dạy con nhận lì xì đúng phép lịch sự nhé!

dạy con nhận lì xì

Những ngày Tết Tân Sửu 2021 đang đến rất gần rồi. Bên cạnh việc chuẩn bị, sắm sửa thật đủ đầy cho cả nhà, ba mẹ đừng quên dạy trẻ cách ứng xử đúng mực trong những ngày Tết nhé. Hiểu được nguồn gốc của lì xì và biết ứng xử tinh tế với mọi người sẽ giúp trẻ ngày một trưởng thành hơn.

Bài viết liên quan