Mẹ&Con - Sẽ có một số chuyện “bất thường” xảy ra trong những ngày đầu chăm bé. Nhưng bạn không nên stress đến thế đâu. Chỉ là vài việc nhỏ và bạn sẽ dễ dàng hiểu, làm quen cũng như khắc phục được thôi mà. Sữa chua cho bé tuổi ăn dặm Học cách chăm sóc miệng cho bé yêu Tiệc tùng và sức khỏe của bé

1. Làm gì khi bé thở khò khè?

Mẹ không nên…

Không nên giữ con trong phòng kín suốt những tuần lễ đầu tiên, để kiêng nắng kiêng gió cho trẻ làm gì. Nên cho trẻ ra ngoài chút ít, tiếp xúc với không khí trong lành và ánh nắng mặt trời vào buổi sớm mai để giúp tổng hợp vitamin D, tránh cho trẻ bị còi xương. Nếu ở trong phòng, phòng cũng cần mở cửa sổ, có không khí thoáng đãng để bé có thể hít thở dễ dàng. 

Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ. Do vậy, chỉ một chút xíu đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường như thế. Bạn không cần thiết phải gấp rút đưa trẻ vào bệnh viện, càng không nên vội vàng áp dụng các phương pháp “chữa trị” theo kiểu dân gian, vừa ảnh hưởng tâm lý vừa có thể gây những tác hại cho trẻ. Trong trường hợp này, chỉ cần nhỏ một chút thuốc nhỏ mũi bằng muối khoáng theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi bé là ổn. Nếu bé vẫn ngủ ngon, cơ thể vẫn hồng hào thì chỉ vài ngày, bé sẽ ổn, hơi thở tự êm trở lại.

2. Làm gì khi bé trớ?

Khi cho bé bú, để bé không bị trớ, trước hết bạn phải cho bú đúng phương pháp. Tức là bé phải ngậm sâu vào hết quầng thâm ở đầu vú mẹ, mặt bé phải vuông góc với đầu vú. Khi bé mút vú không được phát ra tiếng kêu. Sau khi bú xong, cần bế bé úp bụng vào ngực mẹ, tay mẹ đỡ gáy bé và vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi bé ợ hơi, rồi tiếp tục bế bé tư thế như vậy 10-15 phút rồi mới đặt bé mới tránh được trớ.

3. Làm gì khi bé táo bón?

Nếu trẻ sơ sinh 2-3 ngày mới đi ngoài một lần nhưng không nôn, bụng không trướng, các biểu hiện khác bình thường, phân vàng, mềm thì không có gì đáng ngại. Bạn có thể cho bé bú bình thường, uống thêm nước và theo dõi. Nếu có dấu hiệu khác lạ mới cần đi khám.

mach-me-xu-ly-6-rac-roi-cua-be-moi-sinh

4. Làm gì khi bé toát mồ hôi?

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi nếu ra mồ hôi ở mức độ nhẹ là bình thường. Còn nếu ra mồ hôi quá nhiều, đầm đìa thì có thể nghi là dấu hiệu của còi xương. Đặc biệt, trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ mà phải bú ngoài thì càng phải chú ý đặt nghi vấn về điều đó. Nếu thấy bé toát mồ hôi nhiều, nên chú ý chế độ dinh dưỡng, cho bé tắm nắng mỗi ngày để tổng hợp vitamin D, giúp cơ thể hấp thu canxi, chống còi xương. Trường hợp vẫn không thấy đỡ nên đưa bé đến bác sĩ khám, theo dõi.

5. Làm gì khi bé lạnh?

Với trẻ mới sinh, trẻ chưa thích nghi được với nhiệt độ ngoài trời nên nhất thiết cần duy trì nhiệt độ sao cho gần như nhiệt độ trong buồng tử cung là tốt nhất, tức là phải giữ cho bé ở nhiệt độ từ 32-34 độ (nhiệt độ môi trường). Thường buổi sáng sớm và chiều tối nên mặc áo ấm cho bé, nhưng giữa trưa thì có thể để bé được thoáng hơn. Quan trọng nhất là luôn phải giữ ấm lòng bàn chân, đầu và ngực cho bé. Bạn có thể thường xuyên theo dõi lòng bàn chân bé để kiểm tra xem bé đã đủ ấm chưa. Nếu chân bé lạnh thì chứng tỏ cả người bé lạnh.

6. Làm gì khi bé quấy đêm?

Mới sinh nên thường là các bé chưa điều chỉnh được đồng hồ sinh học, còn bị lẫn lộn giữa ngày và đêm. Việc này sẽ được điều chỉnh dần khi trẻ lớn lên. Bạn nên để bé thoải mái, ngủ khi nào bé thích. Gia đình có thể chia nhau, người này thức thì người kia tranh thủ ngủ để chăm sóc bé. Cũng nên kiểm tra kỹ các yếu tố như bé có bị ướt, bị lạnh, bị đói không… vì thông thường bé hay quấy khóc để thể hiện một số “nhu cầu” nhất định.

Bác sĩ Trần Thị Như Phương
(Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Quận 8)

Tags:

Bài viết liên quan