Mẹ&Con – Trải qua 9 tháng 10 ngày “mang nặng”, mẹ phải đối mặt với cảm giác lo lắng với vì “đẻ đau”. Hãy thực hiện theo những mẹo nhỏ sau đây để quá trình chuyển dạ thật nhẹ nhàng và suôn sẻ nhé! 4 thức uống giúp mẹ bầu sinh thường không đau 10 bài tập đơn giản nhưng lại rất có ích cho mẹ bầu để sinh thường dễ dàng hơn Bí quyết giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng

Giai đoạn đầu của chuyển dạ

Đây là giai đoạn dài nhất trong quá trình sinh nở. Giai đoạn đầu bầu chuyển dạ thường kéo dài từ 6 – 10 giờ, tính từ lúc mới bắt đầu chuyển dạ. Lúc này, sự co thắt sẽ tăng dần lên nhằm giúp cổ tử cung mở ra cho em bé di chuyển xuống đường sinh.

Để vượt qua cơn đau và rút ngắn thời gian bà bầu chuyển dạ, trước tiên, bầu hãy tìm kiếm tư thế phù hợp đem lại sự thoải mái cho mình, chẳng hạn như: đi lại, đứng, ngồi hoặc quỳ.

bau

Ảnh minh họa.

Tư thế đứng: Đứng hoặc đi bộ giữa các cơn co thắt có thể tạo áp lực cho cổ tử cung, làm chúng mau giãn nở hơn. Mẹ bầu có thể dựa vào chồng, người thân hoặc tường trong tư thế đứng thẳng để giữ thăng bằng. Mỗi khi cơn đau đến, mẹ bầu nhẹ nhàng lắc lư người như đang nhảy múa chậm, rồi nhờ chồng/người thân massage lưng.

Tư thế ngồi: Mẹ bầu có thể ngồi trên ghế, mép giường hoặc quả bóng, hai bàn chân chạm xuống đất. Khi ngồi, mẹ có thể nhẹ nhàng lắc lư người ra phía trước, rồi phía sau đều đặn để tạo áp lực lên đầu gối, làm giảm đau lưng. Nếu sự khó chịu ở lưng không giảm, mẹ có thể ngồi quay ngược lại trên ghế, gục đầu vào thành ghế, rồi nhờ ông xã massage lưng.

Tư thế quỳ: Quỳ gối, chống hai tay và chồm người về phía trước sẽ làm giảm áp lực lên cổ tử cung. Với tư thế này, bầu sẽ cảm thấy căng tức ở cột sống, nhưng điều này lại giúp giảm đau lưng và giúp bé xoay về tư thế sinh chuẩn. Đặc biệt, tư thế quỳ còn hạn chế sự co thắt, giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác đau đớn.

Bên cạnh việc lựa chọn tư thế giúp cơ thể thoải mái nhất, bà bầu chuyển dạ cũng cần:

Hít thở sâu, chậm rãi và đều đặn. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh hơn và nông hơn. Khi cơn đau bớt dần thì thở chậm lại và sâu hơn.

– Khi cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, mẹ cũng tránh gồng mình, điều này sẽ càng làm mẹ đau hơn. Thay vào đó, mẹ nên cố gắng thư giãn.

– Khi cơn co thắt diễn ra, mẹ hãy suy nghĩ theo hướng tích cực để quên đi cơn đau. Mẹ có thể tự nhủ rằng, mỗi lần cơn co thắt đến là cách giúp con sớm chào đời hơn.

– Nếu thấy đau lưng, mẹ hãy nhờ ông xã/người thân chườm lưng cho mình bằng chai hoặc túi nước nóng.

Giai đoạn chuyển tiếp và em bé chào đời

Giai đoạn chuyển tiếp, cổ tử cung sẽ mở từ 8 – 10 cm (khoảng đường kính cần thiết cho phép đầu em bé đi qua ống dẫn sinh) và chấm dứt lúc bé lọt lòng. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 20 phút – 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ trong vòng 10 phút hoặc thậm chí kéo dài hơn 2 giờ. Nếu giai đoạn này kéo dài trên 2 giờ, các bác sĩ sẽ tìm biện pháp can thiệp.

Để giai đoạn chuyển tiếp và em bé chào đời diễn ra nhanh chóng, thành công, mẹ nên:

 bau

Ảnh minh họa.

– Rặn theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc hộ sinh, không cố rặn, vì khi cố rặn trong lúc cổ tử cung chưa giãn nở sẽ làm cho cổ tử cung bị sưng đau, bầm tím, càng khó đẩy em bé ra.

– Quỳ xuống và đẩy mông cao để giảm bớt áp lực của bào thai đối với cổ tử cung. Tư thế này cũng là mẹo giúp mẹ giảm bớt cảm giác muốn rặn và giữ lại sức để tiếp tục “chiến đấu” với giai đoạn căm go hơn.

– Để đẩy thai nhi ra dễ dàng, khi cảm nhận bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau thì mẹ hãy dùng 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dùng hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới nhằm tống xuất em bé ra ngoài. Sắp hết hơi, mẹ bầu lại hít một hơi khác, giữ hơi và tiếp tục rặn đến khi cảm thấy hết đau bụng. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh, phần mông cong lên phía trước. Lúc này tư thế của mẹ giống như hình chữ C. Sau mỗi lần rặn, đầu bé sẽ càng lộ ra rõ hơn và sau đó lại thụt vào một chút giữa các cơn co thắt.

– Khi thai nhi sắp lọt lòng, đầu của bé sẽ lộ ra ở cửa mình của mẹ và không còn bị thụt vào nữa. Bạn sẽ được ra hiệu ngừng rặn khi đầu bé từ từ được đẩy ra. Chất nhầy ở miệng và mũi của bé sẽ được hút sạch, sau đó bạn lại được yêu cầu rặn thêm lần nữa để vai và phần còn lại của bé được đẩy ra hoàn toàn. 

Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Tags:

Bài viết liên quan