Mẹ&Con - Khi thời tiết giao mùa, khí hậu biến đối thất thường, đặc biệt trời lạnh là dịp các vi khuẩn gây cảm cúm sinh sôi phát triển, gây bệnh cho bầu. Cảm cúm trong thai kỳ, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bầu mà còn tăng nguy cơ dị tật và biến chứng ở thai nhi trong 3 tháng đầu. Cách chăm sóc và phòng tránh cảm cúm cho bé vào mùa đông Bầu cần làm gì khi bị cúm? Tránh cúm cho bầu

Bầu nên làm gì khi có dấu hiệu bị cảm cúm?

Nên thông báo cho bác sĩ riêng nếu…

Vào những ngày mưa hoặc mùa đông, thời tiết khắc nghiệt tạo điều kiện cho các vi-rút cúm tấn công gây bệnh cho bầu. Khi bị cúm bầu sẽ có những triệu chứng phổ biến như sau:

Mách bầu cách đối phó với cảm cúm an toàn trong thai kỳ 6

– Bầu xuất hiện những cơn sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.

– Xuất hiện các triệu chứng của cảm lạnh như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi, ho, ớn lạnh. Một số khác có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Khi xuất hiện các triệu chứng này bầu nên cách ly với người khác và có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nên thông báo cho bác sĩ biết để nhận được lời khuyên có nên đến bệnh viện hay không.

Và bầu nên đến bệnh viện ngay khi….

Bệnh diễn biến nặng, bầu sẽ gặp các triệu chứng như:

– Khó thở, thở hụt hơi

– Đau tức vùng ngực hoặc vùng bụng

– Trong đờm có máu

– Chóng mặt, mất trí nhớ tạm thời

– Nôn mửa nhiều và kéo dài

– Không hạ sốt sau khi uống acetaminophen

Khi bị cảm cúm bầu có được uống thuốc?

Phải đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đó, các bác sĩ sẽ cho uống Acetaminophen – thuốc hạ sốt dành riêng cho bầu để hạ sốt. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống vi-rút dạng lỏng hoặc dạng hít để tiêu diệt vi-rút gây bệnh cho bầu.

Mách bầu cách đối phó với cảm cúm an toàn trong thai kỳ 7

Sau khi sử dụng thuốc chống vi-rút, bầu sẽ thấy bệnh thuyên giảm đi đáng kể. Và thuốc sẽ hiệu quả hơn nếu uống sau 2 ngày bị cảm cúm.

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào ghi nhận tác dụng phụ của thuốc chống cảm cúm đối với bầu và sức khỏe bào thai.

Và bầu nên…

– Uống nhiều nước có thể là sữa, nước lọc hoặc nước trái cây đặc biệt là cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

– Súc miệng bằng nước muối phá loãng với nước hơi ấm để tránh đau họng và ho.

– Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, làm loãng chất nhầy trong mũi giúp cho việc thở dễ dàng hơn. 

– Xông hơi hoặc tắm với nước nóng để làm ẩm chất nhầy và đờm trong cổ họng.

Bầu nên làm gì để ngăn ngừa cảm cúm?

Bầu nên đi tiêm vắc xin phòng cúm khi mang thai. Để đảm bảo an toàn bầu nên hỏi bác sĩ về chủng ngừa vắc xin không chứa chất bảo quản có hàm lượng thủy ngân cao để hạn chế dị tật và nguy hiểm cho thai nhi.

Ngoài ra, để phòng tránh cảm cúm bầu nên….

– Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn ngay sau khi hắt hơi, hoặc đi vệ sinh về và trước khi ăn. Và nên rửa tay đúng cách như sau: cọ xát hai bên tay với xà phòng diệt khuẩn trong vòng 20 giây, rồi rửa tay dưới vòi nước mạnh. Nếu dùng gel thì nên chon gel có chứa 60% thành phần chính là cồn. Sau khi rửa bằng gel nên lau sạch tay bằng khăn dùng một lần. 

– Không nên dùng tay che miệng khi hắt hơi vì vi khuẩn bám ở tay có thể đi vào bên trong gây bệnh cảm cúm cho bầu. Nên dùng cánh tay hoặc tay áo để che miệng khi hắt hơi. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên hạn chế dùng khăn giấy vì chúng có chứa rất nhiều vi khuẩn.

– Sau khi dọn dẹp nhà cửa, lau chùi căn bếp, hoặc rửa chén đĩa không nên dùng tay để lau mắt, chạm vào mũi hoặc miệng. Vì vi khuẩn bám ở tay có thể tấn công vào bên trong gây cảm cúm.

– Thường xuyên lau dọn thành giường, bàn trang điểm, tay cầm cầu thang hoặc các thiết bị điện tử như điều khiển ti vi, điều khiển máy điều hòa, điện thoại.

– Lau chùi nhà tắm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Khi dọn vệ sinh nên đeo khẩu trang và đeo bao tay cao su để hạn chế vi khuẩn bám vào da.

– Không nên thức khuya, ngủ đủ giấc.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

– Cách ly với người bị bệnh cúm ngay cả với người nhà.

– Vận động nhiều hơn để tăng sức đề kháng cho cơ thể với yoga, thiền, đi bộ…

 Một vài lưu ý cho bầu:

Nên …

Một số thuốc chữa bệnh được khuyến cáo là an toàn với bầu sau 12 tuần của thai kỳ: Robitussin (dextromethorphan); si rô ho Robitussin DM; Tylenol (acetaminophen) điều trị đau nhức, đau, sốt; Mylanta; Tums; hoặc các thuốc điều trị chứng ợ nóng, buồn nôn, hay đau bụng.

Mách bầu cách đối phó với cảm cúm an toàn trong thai kỳ 8

Và tránh…

– Theo các nhà khoa học tại Đại học Y tế Michigan (Mỹ), trong 12 tuần đầu tiên khi mang thai, bầu bên hạn chế dùng thuốc, vì đây là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển các cơ quan trọng của bào thai.

– Và trong 28 tuần đầu bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định uống bất kỳ một loại thuốc chữa bệnh nào.

– Tránh dùng thuốc kết hợp điều trị nhiều bệnh cùng lúc.

– Những thuốc không được uống như: ibuprofen (Motrin, Advil), thuốc gây mê, Bactrim (kháng sinh), naproxen (Aleve), aspirin.

 

Tags:

Bài viết liên quan