Mẹ&Con – Trẻ sơ sinh nhẹ cân, chậm tăng cân luôn là vấn đề khiến các bà mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, mời mẹ cùng tìm hiểu với Mẹ&Con nhé! Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh 5 lưu ý về chăm trẻ sơ sinh

Cân nặng của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. Một số trẻ tăng cân đều đặn nhưng cũng có trẻ mãi không đạt được cân nặng tiêu chuẩn. Với trường hợp như vậy, mẹ làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, đáp án sẽ có trong bài viết dưới đây.

Thông thường, các bé mới sinh có cân nặng khoảng 3 – 3,5kg được xem là đạt chuẩn. Trường hợp, bé sinh đủ tháng nhưng cân nặng chỉ dưới 2,5kg được gọi là trẻ suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng với số cân nặng này là bé sinh non.

Trong tuần đầu tiên, trẻ có thể bị tụt cân sinh lí nhẹ (khoảng 5 – 10%), nhưng bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi, bé sẽ tăng cân rất nhanh.

Thông thường, trong 3 tháng đầu sau khi sinh, bé tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 600 g/tháng, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 tăng 300 – 400 g/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm. Càng về sau, tốc độ phát triển cân nặng của trẻ càng chậm.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân

Hiểu được nguyên nhân khiến con chậm tăng cân là cách tốt nhất giúp mẹ giải quyết vấn đề hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm trẻ sơ sinh chậm tăng cân:

Sinh non: Trẻ sinh non, thiếu tháng thường sẽ chậm tăng cân hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Ngoài ra, sức khỏe của trẻ sinh non cũng sẽ yếu hơn, dễ mắc nhiều bệnh tật hơn.

Không bú đủ sữa: Sữa mẹ quá ít khiến bé không nhận đủ cũng là nguyên nhân của sự chậm tăng cân ở trẻ.

Bé gặp vấn đề về sức khỏe: Con yêu chậm tăng cân cũng có thể do bé đang gặp những vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, bị trào ngược dạ dày, không dung nạp sữa, mắc bệnh tim, thiếu máu, thiếu hụt hormone tăng trưởng, rối loạn trao đổi chất…

Trẻ bú ít: Một số trẻ chậm tăng cân do lười bú, không chịu bú hoặc bú ít không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể để phát triển.

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, muốn bé tăng cân nhanh, mẹ đừng quên chăm chút từng giấc ngủ của con, tạo cho con có những giấc ngủ thật ngon và sâu. Đặc biệt, giấc ngủ từ 22 giờ tối đến 2 giờ sáng cần được quan tâm nhiều hơn, bởi đây là khoảng thời gian hormone tăng trưởng tăng gấp 4 lần so với những thời điểm khác. Thông thường, trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 16-18 tiếng/ngày, thời gian còn lại là dành cho việc bú sữa và đi vệ sinh.

Cho bé bú đủ cữ

Sữa mẹ hay sữa công thức chính là nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau từ 2 – 3 giờ, kể cả vào ban đêm, mẹ cũng cần đánh thức bé dậy để cho bú.

Với các bé bú hoàn toàn sữa mẹ, mẹ cần duy trì cho bé bú được cả dòng sữa mới ra lẫn dòng sữa cuối, bởi hai dòng sữa này chứa hai thành phần dinh dưỡng khác nhau nhưng đều cần thiết cho sự phát triển của bé.

Massage cho bé mỗi ngày

Massage không chỉ giúp bé thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon, mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi trẻ không còn gặp vấn đề liên quan đến tiêu hóa thì sẽ nhanh chóng tăng cân thôi.

Khuyến khích bé vận động

Các vận động như bò, trườn, lẫy… sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp bé hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, đồng thời giúp bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn để tăng cân.

Ăm dặm đúng cách

Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh thì khi trẻ bước vào tháng thứ 6, mẹ cần bắt đầu cho bé ăn dặm. Bởi lẽ, nhu cầu dinh dưỡng của bé thời điểm này đã bắt đầu tăng lên, sữa mẹ không còn đáp ứng được nữa. Mẹ cần thiết lập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá cần được tiếp tục duy trì song song đến 18 hoặc 24 tháng tuổi.

Tags:

Bài viết liên quan

tâm trạng của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ và Con - Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn và cả thể chất của thai nhi. Một tâm hồn lạc quan, sẻ chia, và tình yêu thương sẽ là nguồn năng lượng vô tận, giúp bé yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.