Mẹ và Con - Vào chính khi con mắc sai lầm là lúc thử thách sự độ lượng của ba mẹ. Những lúc con phạm lỗi, chúng cũng hoang mang, lo sợ và đầy buồn bã. Nếu ba mẹ tiếp tục chì chiết bằng những câu nói tiêu cực, con sẽ càng thất vọng, buồn tủi và có thể dẫn đến hệ lụy đau lòng...

Con cái đều học hỏi từ hành động, lời nói mà chúng thường nghe, thường thấy từ bố, mẹ. Chính vì vậy mà những người làm bố, làm mẹ nên là những tấm gương chuẩn mực giúp con noi theo và hình thành tư duy, đạo đức. Khi con phạm lỗi, thay vì mắng nhiết, chì chiết hay la hét, đánh đập, những lần con làm sai bố mẹ nên có cách tiếp cận giáo dục khác, ít tiêu cực và bạo lực hơn để trẻ không học theo những cách ứng xử đó.

con phạm lỗi

Đặt câu hỏi và lắng nghe con

Những câu nói kiểu đe dọa, uy hiếp “Lần sau mà còn nữa, con sẽ bị đánh!”, “Nói hoài không nghe lời, đem cho bà hàng xóm”… đều khiến con cảm thấy đau lòng và tổn thương, đặc biệt là những đứa trẻ có sự nhạy cảm vượt bậc. Khi đó, việc con không muốn nói chuyện với ba mẹ nữa thì cũng chẳng có gì ngạc nhiên.

Do đó, các chuyên gia tâm lý khuyên ba mẹ nên tiếp nhận câu hỏi của con, phân định đúng sai bằng kiến thức và tình yêu thương. Có như vậy con sẽ hiểu được thông tin và cảm nhận rõ nét tình yêu của ba mẹ. Chỉ có giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau một cách rành mạch thì cả ba mẹ và con cái mới đi đến được đích đến chung là giúp con ngày một tiến bộ hơn.

Răn dạy con một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả

Khi chúng phạm phải những sai lầm, ai sẽ là người nhớ điều đó nhất? Chắc hẳn là bản thân của người làm ra những chuyện ấy. Đặc biệt khi trẻ con vô tình hay cố ý phạm lỗi, tự bản thân chúng cũng rơi vào cảm giác tội lỗi, sợ hãi, hối hận. Vào những lúc con phạm lỗi, việc bố mẹ nghiêm khắc dạy con là điều hết sức quan trọng.

Nhưng tâm lý của trẻ khi nhận những lời la mắng sẽ sinh ra tâm lý chống đối, phòng thủ, bảo vệ cái tôi của mình nhiều hơn là lắng nghe. Trẻ sẽ có thể cố chấp cãi lại ngay lúc đó. Thế nhưng, nếu ba mẹ giữ được sự bình tĩnh, đưa ra những luận điểm rõ ràng, chắc nịch, thuyết phục được con thì chắc chúng sẽ hiểu ra và không mắc phải lỗi lầm tương tự.

Ba mẹ có thể dạy dỗ con nhưng không có nghĩa là đẩy hết sự bực bội của chúng ta vào những lời mắng mỏ. Lúc này, bạn nên nhìn vào mắt con và cho chúng biết lý do vì sao không nên làm một điều cấm kỵ theo cách thật điềm đạm, nhẹ nhàng.

con phạm lỗi

Kiên trì và độ lượng khi con phạm lỗi

Nếu con phạm phải cùng một lỗi lầm trong nhiều lần, mà khi thì ba mẹ la mắng khi lại không sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân định rõ phải, trái, đúng, sai. Do đó, khi dạy con, chúng ta cũng cần nhất quán được thái độ của mình tùy theo từng sự việc. Thay vì quát mắng con theo tâm trạng, sao bạn không giúp con hình thành ý thức đạo đức, nếp sống lành mạnh một cách lâu dài. Nhờ đó, bạn sẽ không phải đợi ba mẹ nhắc nhở, trách mắng…

Không hiếm gặp những tình huống cha mẹ trở nên chán nản, không còn lời nào để nói với con vì dù có nói thế nào thì con cũng không nghe lời, mà cứ làm theo ý muốn của chúng. Đó chính là chúng ta nên xem lại cách dạy con của mình và thử những phương pháp giáo dục mới, nhưng tuyệt đối không được bỏ cuộc.

Khi bố mẹ buông tay, con sẽ mất đi những người hướng dẫn quan trọng, bản thân không biết làm gì cho đúng. Vì vậy mà chúng dễ đánh mất chính mình, sa ngã vào các loại tệ nạn. Nuôi và dạy con là trách nhiệm mà người làm cha, làm mẹ, nhưng chúng ta cần phải hành xử thật chuẩn mực, tỉnh táo và thông minh bên cạnh tình yêu thương, sự lắng nghe, che chở.

Vào chính khi con mắc sai lầm là lúc thử thách sự độ lượng của ba mẹ. Những lúc ấy, chúng cũng hoang mang, lo sợ và đầy buồn bã. Nếu ba mẹ còn tiếp tục chì chiết thêm bằng những câu nói tiêu cực thì con sẽ càng thất vọng hơn nữa. Chính bản thân bố mẹ có thể ý thức được những hành vi tốt, xấu và nhất quán được lời nói, việc làm của bản thân thì các con cũng sẽ lấy đó làm mô phạm cho chính mình. 

Bài viết liên quan