Me&Con – Bạn sẽ phải trải qua những gì khi chuyển dạ? Câu hỏi này có lẽ là một nỗi sợ mơ hồ lớn nhất đối với tất cả các thai phụ.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ và sinh nở chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên: Các cơn co thắt tử cung xuất hiện và làm tử cung của bạn giãn dần ra cho đến khi đạt mức độ tối đa. Giai đoạn này sẽ bao gồm ba giai đoạn nhỏ gồm: co thắt ban đầu, co thắt mạnh và giai đoạn chuyển tiếp. Ở giai đoạn co thắt mạnh, cơn co thắt càng lúc càng mạnh mẽ hơn với tần suất cao hơn và có thể kéo dài đến vài tiếng. Sau khi vượt qua cơn đau chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ mở rộng tối đa 10cm. Đây là lúc bạn sẽ chuyển sang kỳ chuyển tiếp và chuẩn bị bước sang giai đoạn thứ hai, giai đoạn rặn đẻ.

Giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ là giai đoạn rặn đẻ. Nó bắt đầu khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn và chấm dứt khi em bé lọt lòng. Nhiều người gọi đây là “giai đoạn bàn đạp”.

Giai đoạn thứ ba và là giai đoạn cuối cùng bắt đầu từ khi em bé của bạn chào đời và kết thúc khi bạn sổ nhau thai.

Hiểu rõ hơn về cơn đau chuyển dạ 8Quá trình chuyển dạ và sinh nở chia thành ba giai đoạn

Trên lý thuyết là vậy nhưng trên thực tế mỗi thai phụ khác nhau lại có những quãng thời gian chuyển dạ khác nhau. Thông thường, với người sinh con lần đầu tiên, có thể chỉ sau 37 tuần đã có dấu hiệu chuyển dạ và cơn đau chuyển dạ có thể kéo dài ít nhất 15 đến 20 tiếng. Đối với một số thai phụ, nó có thể kéo dài lâu hơn, trong khi số khác có thể chỉ mất vài tiếng. Ngoài ra, cơn đau chuyển dạ ở những thai phụ sinh con qua ngã âm đạo sẽ nhanh hơn so với những thai phụ sinh mổ.

Ý nghĩa của cơn đau chuyển dạ

Nếu cơn đau chuyển dạ không xuất hiện khi đã đến ngày dự sinh, các nhân viên y tế có thể cho bạn dùng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để kích thích cơn đau chuyển dạ. Nếu cơn đau chuyển dạ của bạn không tiển triển mạnh mẽ, bác sĩ sẽ tiếp tục dùng thuốc giục sanh.

Khi nào bạn sẽ buộc phải can thiệp chuyển dạ?

Khi nhận thấy những rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và bé, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các biện pháp giục sinh. Và đây là những trường hợp giục sinh phổ biến nhất:

– Thai nhi quá ngày sinh hai tuần: Hầu hết các bác sĩ sẽ không để bạn phải chờ đợi thêm nữa khi đã quá ngày sinh vì nó đặt bạn và bé trước những biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn, nhau thai có thể ngừng cung cấp các chất dinh dưỡng nuôi bé và vì thế khiến con bạn chết lưu trong tử cung .

– Ngoài ra, nếu em bé của bạn quá lớn, quá trình chuyển dạ sẽ trở nên khó khăn hoặc bị trì hoãn. Các biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé bất cứ lúc nào.

Những kỹ thuật hỗ trợ quá trình chuyển dạ

Dùng biện pháp y tế nào để hỗ trợ quá trình chuyển dạ đều phải tùy thuộc vào đặc điểm của cổ tử cung bạn vào thời điểm chuyển dạ. Nếu cổ tử cung của bạn vẫn chưa mềm, chưa mỏng đi hoặc chưa giãn ra nó sẽ được gọi là “chưa chín”  hoặc chưa sẵn sàng để chuyển dạ.

Trong trường hợp này, nhân viên y tế sẽ sử dụng phương pháp dùng nội tiết tố hoặc các phương pháp cơ học để làm tử cung mềm ra và sẵn sàng chuyển dạ. Đôi khi những thao này có thể bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ.  

Chuyển dạ có mang yếu tố rủi ro không?

Hiểu rõ hơn về cơn đau chuyển dạ 9Một số thai phụ khác lại bị đặt trong tình huống nguy hiểm khi chuyển dạ

Hầu hết các cơn chuyển dạ đều đến tự nhiên và không ảnh hưởng đến tính mạng của các thai phụ dù cơn đau nó gây ra thật kinh khủng. Tuy nhiên cũng có một số thai phụ khác rơi vào tình huống nguy hiểm khi chuyển dạ. Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ có thể dùng các phương pháp hỗ trợ như: kích thích prostaglandin.   

Dấu hiệu nhận biết cơn chuyển dạ

Ngoài những dấu hiệu từ đường âm đạo như vỡ ối, xuất huyết, bạn sẽ cảm nhận thêm những dấu hiệu đi kèm khác khi bắt đầu cơn chuyển dạ. Chẳng hạn, bạn sẽ có triệu chứng đau buốt vùng lưng dưới.

Cơn đau vùng lưng dưới liên tục lặp lại đều đặn khi bạn bắt đầu cơn chuyển dạ. Thậm chí, một số thai phụ còn cảm nhận được cả những cơn co thắt trong giai đoạn cơn đau lưng lặp lại. Cơn đau này thường là do áp lực đầu em bé đè lên lưng của bạn. Ngoài ra, một số nhà khoa học khác lại cho rằng cơn đau lưng chuyển dạ có liên quan đến những cơn đau lưng của phụ nữ trong mỗi kỳ nguyệt san.

Nguồn: pregnancy.com

Hiểu rõ hơn về cơn đau chuyển dạ 10

Tags:

Bài viết liên quan