Mẹ&Con – Râu ngô có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Vì vậy, bạn chớ có vội vàng vứt phần râu đi khi luộc ngô nhé! Những món ngon, bổ dưỡng từ bắp cho bé Những công dụng bất ngờ từ quả chanh 5 công dụng ‘ăn vào thấy ngay’ của trái xoài

Tại sao râu ngô có nhiều lợi ích cho sức khỏe?

rau-ngo

Râu ngô chứa nhiều thành phần tốt có thể làm bài thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau (Ảnh minh họa)

Râu ngô là phần lông bám xung quanh hạt ngô. Râu này thường mềm khi ngô còn non và trở nên xơ cứng khi ngô già hoặc đã được phơi khô.

Theo y học hiện đại, trong râu ngô có chứa các chất vitamin A, B1, B2, C, K, PP, các flavonoid, acid pantothenic, saponin và rất nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Còn theo Đông y thì râu ngô có tính bình, vị ngọt mát rất tốt để phòng trị các bệnh về thận và bàng quang.

Một số công dụng chữa bệnh từ râu ngô

Bệnh xuất huyết:

Râu ngô là bài thuốc tuyệt vời chữa các hiện tượng như chảy máu cam, chảy máu niêm mạc lưỡi, chân răng hay đi tiểu có máu và các bệnh khác liên quan đến xuất huyết.

Bạn chỉ cần dùng râu ngô tươi hoặc râu ngô đã được phơi khô đem đun sôi và uống hàng ngày. Để phát huy thêm công dụng, bạn có thể nấu chung với cỏ nhọ nồi hoặc lá sen tùy ý.

Ngăn ngừa sỏi thận:

Đun trà râu ngô và dùng uống hàng ngày làm giảm nguy cơ bị sỏi thận. Nhờ công dụng tăng lượng nước tiểu giúp làm sạch cặn bã và ngăn ngừa hình thành sỏi thận rất tốt.

Lưu ý: Râu ngô chỉ là thức uống mang tính phòng tránh, ngăn ngừa bệnh sỏi thận, không có tác dụng trong việc điều trị.

Đẩy lùi béo phì:

Béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do di truyền, do ăn uống không khoa học làm mỡ thừa và các độc tố tích tụ dần bên trong cơ thể.

Để phòng ngừa béo phì, bạn có thể sử dụng nước râu ngô uống thay trà từ 2-3 cốc mỗi ngày. Nước râu ngô sẽ giúp bạn đào thải độc tố, làm sạch cơ thể, đồng thời có thể hạn chế cân nặng tăng quá mức. Tuy nhiên, theo các ý kiến chuyên gia thì trà râu ngô không được coi là thuốc điều trị bệnh béo phì.  

Giúp hạ huyết áp:

Râu ngô giúp mở rộng các mạch máu ngoại vị nên có tác dụng hạ huyết áp vô cùng hiệu quả. Mặc dù vậy, bạn cũng không được sử dụng quá nhiều râu ngô để nấu nước uống, sẽ khiến tim mạch đập nhanh và nhịp tim trở nên yếu hơn. Vì thế, bạn chỉ cần sử dụng khoảng 40-60g râu ngô để nấu nước uống hàng ngày.

Tránh bị sưng phù chân tay:

Nhờ có tính lợi tiểu nên râu ngô có thể chống giữ nước và sưng phù ở các tứ chi. Bên cạnh đó, râu ngô còn làm thuyên giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.

Bạn chỉ cần đun nước râu ngô và kiên trì uống đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả mong muốn.

Tags:

Bài viết liên quan

bà bầu bị khô môi

“Giải cứu” cho đôi môi khô và nứt nẻ của bầu khi đông về

Mẹ&Con - Phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và càng khổ sở hơn khi bờ môi quyến rũ ngày nào của mẹ đang bị khô và nứt nẻ không những gây khó chịu mà còn làm gương mặt mẹ bầu kém sắc. Mẹ&Con sẽ bật mí vài bí quyết nhỏ để đôi môi bầu luôn quyến rũ và tươi trẻ. Chì trong son môi có đáng lo? 7 xu hướng màu môi trong năm 2015 Bí quyết giữ son môi cả ngày không trôi