Mẹ&Con – Khi biết mình có thai, bất kỳ người mẹ nào cũng khấp khởi vui mừng. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn được đón một đứa trẻ lành lặn chào đời.

Có những đôi vợ chồng đành quyết định chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật thai nhi, để chờ đợi một mầm sống khác, khỏe mạnh hơn.

dị tật thai nhi

Những tác nhân có thể dẫn đến dị tật thai nhi

1. Di truyền

Một trong những yếu tố được đưa lên hàng đầu chính là sự di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể. Đây là yếu tố bạn không thể nào can thiệp được. Chỉ có cách hạn chế bớt là ngay trước khi quyết định lập gia đình nên tìm hiểu tường tận về họ hàng thân tộc của nhau, cẩn trọng nếu trong gia đình đã từng có những người bị dị tật do di truyền.

Tất nhiên, điều này cũng không có nghĩa là buộc lòng bạn phải… né bỏ luôn đám cưới. Song, khi biết rõ những yếu tố đó, bạn sẽ sớm có được những tư vấn cụ thể từ bác sĩ, để có được sự chuẩn bị tinh thần và quyết định đúng đắn của riêng mình.

2. Sử dụng thuốc và lối sống

Ngoài yếu tố di truyền, một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến dị tật thai nhi như: tự ý sử dụng thuốc (toàn bộ thuốc được dùng từ khi mang thai đến lúc con chào đời đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ); sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích (ma túy); chế độ dinh dưỡng ăn uống kiêng khem quá trầm trọng dẫn đến thiếu chất và nguy cơ dị tật thai nhi.

3. Tuổi tác

Nếu có điều kiện, bạn cũng nên lập gia đình và sinh con sớm, vì sinh con muộn cũng làm tăng tỷ lệ dị tật ở thai nhi. Nếu mẹ mang thai khi bước qua tuổi 35 và bố trên 50, khả năng phát triển bình thường của thai nhi là không cao.

Bên cạnh đó, người mẹ bị mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, thận, huyết áp cao… đều có nguy cơ lây bệnh cho con. Nếu mắc một số bệnh (như thủy đậu, rubella…) trong giai đoạn mang thai thì khả năng dị tật ở thai nhi cũng là rất lớn.

phòng ngừa dị tật

(Ảnh minh hoạ)

4. Môi trường làm việc

Những phụ nữ làm công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm… đều phải đối mặt với nguy cơ dị tật thai nhi vì tất cả những yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng.

Cách phòng chống dị tật thai nhi

Tùy theo từng loại dị tật, bác sĩ sẽ chỉ định cho gia đình cố giữ lại hay chấm dứt thai kỳ. Không gì đau lòng hơn phải bỏ đi mầm sống trong mình, hoặc sinh ra một đứa con mà biết rằng con sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong suốt cuộc đời. Để tránh những trường hợp đáng tiếc ấy, bạn cần biết và làm theo các hướng dẫn sau đây.

Đừng để bất ngờ có thai mà không chuẩn bị trước. Bạn nên biết rằng giai đoạn tiền mang thai càng được chuẩn bị chu đáo bao nhiêu thì sức khỏe thai nhi sau này càng được đảm bảo bấy nhiêu. Ngay sau khi lập gia đình và quyết định có thai, bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát. Nếu mắc các bệnh về tim, huyết áp, tiểu đường, tuyến giáp cần điều trị ổn định bệnh trước khi mang thai.

Chích ngừa theo chỉ định của bác sĩ: Để phòng tránh rubella, thủy đậu… trong khi mang thai, tốt nhất, bạn nên chích ngừa theo chỉ định của bác sĩ trước khi lập gia đình hoặc tối thiểu ba tháng trước khi mang thai.

Bổ sung sắt, axit folic: Tham khảo ý kiến của bác sĩ để uống các viên sắt, axit folic mỗi ngày trước giai đoạn chuẩn bị có thai. Việc này giúp thai nhi tránh được những nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nặng như hở ống thần kinh, não úng thủy…

Dinh dưỡng hợp lý: Có kế hoạch dinh dưỡng hợp lý từ trước khi mang thai đến trong suốt giai đoạn chín tháng thai kỳ. Khi có thai, nên khám thai định kỳ để được chẩn đoán kỹ lưỡng. Trường hợp có biến chứng nguy hiểm nào ở thai nhi, bác sĩ sẽ có hướng xử lý kịp thời nhất.

Tags:

Bài viết liên quan

uống thuốc trị mụn

Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không?

Mẹ và Con - Hiện nay trong lĩnh vực làm đẹp đã xuất hiện nhiều phương pháp trị mụn và gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa sự tái phát của mụn. Trong đó, có nhiều chị em chọn cách uống thuốc trị mụn, tuy nhiên uống thuốc trị mụn có gây vô sinh không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!