Phụ nữ khi mang thai thường được khuyên là phải giữ tâm trạng phấn chấn, vì khi mẹ buồn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ. Thế nhưng cụ thể thì tâm lý phụ nữ mang thai sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến con? Cùng Mẹ&Con tham khảo ngay ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này, bạn nhé!

tâm lý phụ nữ khi mang thai thay đổi như thế nào?

Tâm lý phụ nữ khi mang thai thay đổi như thế nào?

Theo từng giai đoạn của thai kỳ mà tâm sinh lý của người mẹ cũng có nhiều thay đổi khác nhau. Một số vấn đề về tâm lý mà hầu hết các mẹ bầu đều phải đối mặt trong 9 tháng mang thai như sau:

Thường xuyên muốn khóc

Bắt đầu bước vào thai kỳ, phụ nữ thường có tâm lý căng thẳng hơn so với thông thường. Nếu ngày thường bạn không dễ bị xúc động thì khi mang thai, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác “bỗng dưng muốn khóc” ngay cả với những chuyện nhỏ nhặt nhất như chồng đi làm về muộn hơn ngày thường.

phụ nữ thường dễ khóc trong suốt thai kỳ

Trở nên khó tính, dễ cáu gắt

Tâm lý phụ nữ mang thai thường có xu hướng khó tính hơn, dễ cáu gắt với những người xung quanh mình. Mẹ bầu nếu không kiểm soát tốt cảm xúc còn có thể la hét, khó chịu, cãi nhau với người thân và đồng nghiệp của mình khiến mọi người mang cảm xúc tiêu cực và ảnh hưởng đến mối quan hệ với những người xung quanh.

Thường xuyên lo âu

Rối loạn lo âu là một biểu hiện thường thấy của phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là với những người mang thai lần đầu tiên. Tâm trạng này xuất phát từ nhiều khía cạnh như thiếu kinh nghiệm, kiến thức về thai kỳ, nghe – đọc quá nhiều điều tiêu cực khi mang thai như cảm giác sinh con đau như thế nào, các câu chuyện chồng ngoại tình và có người thứ 3 khi vợ mang thai…

Tự cô lập bản thân

Một triệu chứng thường thấy về mặt tâm lý phụ nữ mang thai chính là các mẹ bầu thường có xu hướng cô lập bản thân, không muốn trò chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh, không thích đi ra ngoài, không còn niềm vui khi gặp gỡ mọi người.

phụ nữ mang thai thường tự cô lập chính mình

Nhạy cảm

Phụ nữ trong 9 tháng của thai kỳ thường rất nhạy cảm. Đôi khi chỉ một câu nói vu vơ từ những người xung quanh cũng khiến chúng ta suy nghĩ nhiều và thậm chí là suy nghĩ theo hướng tiêu cực, cảm thấy bị tổn thương dù người nói không hề có ý như những gì chúng ta nghĩ.

Tự ti

Cơ thể to hơn, nặng nề hơn, da dẻ khô ráp xấu xí hơn, rạn da bụng, đùi, chẳng còn nét đẹp như thời son trẻ chính là lý do khiến nhiều chị em phụ nữ trở nên tự ti, mặc cảm trong giai đoạn mang thai.

Vì sao tâm lý phụ nữ mang thai thường tiêu cực hơn?

tâm lý của mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Khi mang thai, các hormone trong cơ thể có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và não bộ. Những thay đổi về nội tiết tố khiến cảm xúc của chúng ta thường bị phóng đại dẫn đến tâm lý tiêu cực này. Những ảnh hưởng của việc mang thai về nhan sắc, sức khỏe như mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, tăng cân trong thai kỳ… cũng khiến tâm trạng khi mang thai không giữ được sự tích cực, lạc quan như trước.

Hơn nữa, một số phụ nữ chưa sẵn sàng để làm mẹ thường bất ngờ và không vui khi mang thai. Điều này đã khiến cho tâm lý của họ trong giai đoạn thai kỳ thường diễn biến phức tạp hơn.

Tâm lý của mẹ sẽ ảnh hưởng thế nào đến bé yêu?

Trong 9 tháng 10 ngày con ở trong bụng mẹ, tất cả những thay đổi về sức khỏe và tâm trạng của mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp đến bé. Cụ thể, nếu mẹ bầu thường xuyên trong trạng thái nhạy cảm, chán chường, bỏ ăn thì con sẽ không thể có đầy đủ dưỡng chất để có thể phát triển khỏe mạnh. Thậm chí, mẹ còn có thể bị sảy thai nếu tâm trạng không ổn định.

Hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trẻ chậm phát triển còn là do cảm xúc tiêu cực của người mẹ trong thời gian mang thai. Một số trẻ khi chào đời sẽ có sự thay đổi về hành vi, nhận thức cũng như tính cách khi người mẹ luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, buồn bã. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể gặp các bệnh như giảm khả năng tiếp thu, tự kỷ, tăng động, chậm nói,…

phụ nữ mang thai thường cáu gắt

Có thể nói, tâm lý phụ nữ mang thai như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Do đó, mẹ cần chú ý để điều chỉnh tâm trạng của mình, cố gắng chia sẻ, giữ cho mình sự thoải mái nhất định để con có thể phát triển tốt nhất, mẹ nhé!

Bài viết liên quan