Mẹ&Con - Nếu tập trung thở đúng cách như thế này thay vì gào thét kêu la làm mất sức, cổ tử cung phù nề vì rặn sớm, bạn sẽ nhanh chóng vượt cạn dễ dàng hơn rất nhiều. 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Kiến thức cần biết cho lần sinh thứ hai Khi nào nên sinh con thứ hai?

Em chuẩn bị sinh em bé đầu lòng. Thấy các cảnh phim bà mẹ chuyển dạ sinh con, mồ hôi toát ra, vật vã la hét, sao em… sợ quá bác sĩ ơi! Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp, hướng dẫn cho em cách thở, rặn đẻ, sao cho vừa đỡ mất sức, vừa nhẹ nhàng và an toàn cho quá trình sinh nở. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Huyền Thư

(Quận Tân Phú)

Dạy mẹ thở và rặn đẻ đúng cách khi sinh nở 6

Cách thở trong quá trình chuyển dạ hoàn toàn khác với kiểu “thở” đại, “thở” sao cũng được thông thường. Công thức cơ bản cho việc thở trong quá trình vượt cạn là tránh thở đột ngột. Giai đoạn đầu, khi cổ tử cung mở 2-6cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài, 4-5 phút/cơn, bạn cần thực hiện việc thở ngực chậm.

Thở chậm là cách khi vừa bắt đầu cơn co, bạn sẽ hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng đẩy hết không khí ra. Bạn có thể thở 18-20 lần/phút, giúp không khí được nạp vào cơ thể nhiều hơn, lại vừa giữ sức, lấy nhiều oxy cho mẹ và thai nhi.

Sau thở chậm là đến giai đoạn thở nông (tức là thở nhanh dần, chậm dần). Thở nông được thực hiện khi cổ tử cung mở 6- 8cm cơn co lúc này mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn 40-50 giây/cơn khoảng cách khoảng 3 phút/lần. Khi thấy bắt đầu cơn đau, bạn hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng. Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau. Khi cơn đau đạt đỉnh điểm, hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau. Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu. Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí: Lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình.

Giai đoạn kế tiếp là thở ngắn, nhanh, nông. Khi cổ tử cung đã mở 8-10cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang, trực tràng nên cảm giác đầu tiên của bạn là muốn rặn. Cơn đau lúc này rất dồn dập, 2-3 phút/cơn, cơn co kéo dài 50-55 giây. Bạn cần hết sức bình tĩnh, khoan rặn mà cố gắng thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ. Khi bắt đầu cơn co, bạn thở 1, 2, 3 hơi thở ngắn, hơi thở thứ 4 thổi mạnh. Thực hiện nhiều lần như vậy và kết thúc bằng cách hít vào, thổi ra từ từ 1 lần rồi cân bằng.

Và giai đoạn cuối cùng chính là thở trong lúc rặn đẻ. Khi bắt đầu cơn co, bạn hít một hơi thật dài, nín thở ngậm hơi trong miệng và nhẩm đếm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đưa hơi xuống kênh đẻ. Bạn nên tì cằm xuống ngực để không khí không thoát ra phía trên mà dồn ép xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu tập trung thở đúng cách như thế này thay vì gào thét kêu la làm mất sức, cổ tử cung phù nề vì rặn sớm, bạn sẽ nhanh chóng vượt cạn dễ dàng hơn rất nhiều. 

Theo sự tư vấn của BS. Huỳnh Thị Trong (Trưởng khoa Sản – Bệnh viện An Sinh)

 

Tags:

Bài viết liên quan