Mẹ&Con - Biết được những dấu hiệu sảy thai âm thầm, mẹ dễ chủ động về vấn đề sức khỏe và mang thai kế tiếp nếu có kế hoạch hơn. Dọa sảy thai và những điều mẹ bầu cần cẩn trọng Phân biệt động thai và sảy thai Những sai lầm cần tránh sau sảy thai

Sảy thai là chuyện buồn, không ai mong muốn. Nhiều người biểu hiện rất rõ dấu hiệu sảy thai, song một số chị em khác lại “sảy thai âm thầm” – tức không có bất cứ biểu hiện đáng ngờ nào. Toàn bộ quá trình này diễn ra như thế nào, và dấu hiệu sảy thai âm thầm ra sao?

Sảy thai kiểu này thường gặp ở 2 trường hợp: Mẹ chưa biết mình mang thai và mẹ đã biết mình có thai.

– Mẹ chưa biết mình mang thai: Sảy thai thường hợp này thường diễn ra chỉ một vài tuần đầu của thai kì (trước tuần thứ 13). Dấu hiệu sảy rất thai đơn giản, chỉ hơi đau bụng và ra máu khiến chị em nhầm lẫn với chu kì kinh nguyệt hàng tháng.

– Mẹ biết mình đã có thai: Chỉ khi mẹ nhận ra các triệu chứng thường gặp không còn được tiếp diễn như: Ốm nghén, nôn ói, không còn căng tức ngực… và đi khám mới biết mình đã sảy thai. Một số trường hợp hiếm, tới khi đi khám thai như thường lệ, bác sĩ đình chỉ thai kỳ mới biết mình đã sảy thai.

Dù ở trường hợp nào, thì đây đều là những dấu hiệu sảy thai âm thầm khách quan, không ai biết trước nên không thể trách ai.

dấu hiệu sảy thai

Không ai mong muốn việc sảy thai xảy ra, xong nếu có bạn cũng nên bình tĩnh chấp nhân. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân

Một phần nguyên nhân khiến mẹ sảy mà không hề hay biết, đều liên quan tới vấn đề bất thường trong cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi.

Cũng có khoảng 20-50% trường hợp thai chết lưu không tìm thấy nguyên nhân, mặc dù y học hiện nay rất phát triển và có đầy đủ các phương tiện thăm dò hiện đại.

Mẹ cần làm gì sau khi sảy thai?

Sau khi biết mình đã sảy thai, việc quan trọng nhất mẹ cần làm đó là nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng để phục hồi sức khỏe.

Song song với nghỉ ngơi, cần chú trọng trong việc vệ sinh âm đạo đúng cách, bởi miệng tử cung sẽ hở từ vài giờ tới vài ngày sau khi vừa sảy thai. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công, do đó mẹ cần vệ sinh đúng cách (có thể áp dụng cả thuốc kháng sinh) để ngăn ngừa và hạn chế nhiễm trùng xảy ra.

Ông bà xưa có câu “Một lần sảy bằng bảy lần sinh”, nhấn mạnh rõ việc sảy thai nguy hiểm tới sức khỏe bản thân như thế nào. Vì vậy, bạn nên kiêng làm “chuyện ấy” ít nhất 8 tuần để cơ thể phục hồi. Nếu muốn mang thai trở lại, chị em cũng nên đợi ít nhất 3 tháng..

Thông qua những kiến thức trên, ít nhiều chị em đã hiểu dấu hiệu sảy thai một cách âm thầm và những điều cần làm sau đó. Không ai mong muốn chuyện này xảy ra, nhưng nếu không may gặp trường hợp trên chị em cần giữ bình tĩnh, tuân thủ các nguyên tắc cần làm và nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp nhé!

Tags:

Bài viết liên quan