Mẹ&Con – Nước ối có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự sống cũng như sự phát triển của thai nhi. Dựa vào những gợi ý dưới đây, mẹ sẽ nhận biết dấu hiệu cạn nước ối một cách dễ dàng. Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường? Bất thường về nước ối, nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con Những con số về nước ối mẹ nên ghi nhớ

Dấu hiệu cạn nước ối giúp mẹ bầu dễ nhận biết 6

Cạn nước ối dễ khiến mẹ bầu và cả thai nhi rơi vào tình huống nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Mẹ biết đấy, nước ối vốn là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, được chứa trong buồng ối của mẹ bầu. Nước ối được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu là thai nhi, màng ối và người mẹ. Thông thường, thời gian nước ối xuất hiện là từ ngày 12 đến ngày 28 sau khi thụ thai. Nước ối có chức năng tái tạo năng lượng và bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi trùng từ bên ngoài.

Thiếu nước ối, tử cung của mẹ bầu sẽ bị giảm bớt lượng máu nuôi thai nhi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bào thai suy dinh dưỡng, thậm chí dẫn tới hậu quả thai chết lưu trong tử cung hoặc chết trong lúc chuyển dạ. Để tránh nguy hiểm, mẹ bầu có thể nhận biết dấu hiệu cạn nước ối qua những triệu chứng cụ thể nào?

Dấu hiệu nhận biết cạn nước ối

Đa phần tình trạng thiếu nước ối khi mang thai sẽ không được biểu hiện cụ thể, rõ ràng. Nếu lúc khám, các số liệu cho thấy đỉnh tử cung nhô lên mà chu vi vòng bụng nhỏ hơn tiêu chuẩn tương ứng với tuổi thai. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc kiểm tra sức khỏe mẹ bầu để xem có bị thiếu nước ối hay không.

Thế nhưng, theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu vẫn có thể tự nhận biết bằng cách dựa vào chu vi vòng bụng tăng lên chậm. Trong khi đó, hoạt động thai nhi ngày một rõ ràng hơn, có lúc thai máy, những cú đạp khiến bụng mẹ đau. Đây là một triệu chứng ban đầu của dấu hiệu cạn nước ối. Bởi khi thai hoạt động sẽ tác động lực trực tiếp lên thành tử cung, gây ra các cơn đau co thắt.

Ngoài ra, chứng tăng huyết áp thai kỳ, bệnh tiểu đường, bệnh thận và một số bệnh lý khác cũng có thể gây nên tình trạng thiếu nước ối cho mẹ bầu. Vì vậy, nếu mẹ bầu đang mắc hoặc có tiền sử những bệnh này thì nên làm siêu âm định kỳ trong thời gian mang thai để kiểm tra lượng nước ối. Đồng thời, mẹ bầu mang đa thai hoặc thai quá ngày, già tháng cũng có thể gây nên tình trạng thiếu nước ối.

Khắc phục tình trạng thiếu nước ối

Dấu hiệu cạn nước ối giúp mẹ bầu dễ nhận biết 7

Uống nước đầy đủ mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước ối. (Ảnh minh họa)

Để phòng ngừa tình trạng thiếu nước ối, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Điều này không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu mà còn gián tiếp lưu thông uteroplacental trong tử cung làm lượng nước ối tăng lên. Bầu đừng quên uống thêm sữa, nước dừa, nước cam và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tạo nước ối nhé.

Một cách khác là truyền dịch để trực tiếp làm tăng lượng nước ối. Tuy nhiên nếu nhận thấy thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hoặc tình trạng sức khỏe diễn biến xấu không phù hợp để tiếp tục duy trì sự sống trong bụng mẹ, bác sĩ sản khoa có thể chỉ định sinh ngay lập tức để bé được chăm sóc thích hợp.

Hy vọng với những dấu hiệu cạn nước ối mà Mẹ&Con chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ phần nào cách bảo vệ sức khỏe của thai nhi cũng như chính bản thân mình. Cùng đồng hành mục Cho bầu tại www.mevacon.giaoduc.edu.vn để nhận được nhiều thông tin bổ ích mỗi ngày nhé.

Tags:

Bài viết liên quan