Mẹ&Con - Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu có những thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Sự thay đổi về nội tiết làm rối loạn, kích thích sự phát triển của nang lông khiến chúng mọc dài ra, rậm hơn hoặc tự rụng đi. Tuyệt chiêu triệt lông chân để tự tin diện váy du Xuân Một số phương pháp triệt lông dành cho phái đẹp

Chào bác sĩ! Em đang mang thai ở tháng thứ 7. Thời gian gần đây em thấy tuyến lông vùng kín phát triển khá rậm rạp khiến em gặp khó khăn khi vệ sinh và… ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng. Em đang có ý định đi triệt lông vùng kín. Liệu như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Chị Minh Phương (Tiền Giang)

Chào chị! Triệt lông vùng kín khi mang thai là vấn đề được các sản phụ hết sức quan tâm. Tình trạng rậm lông cơ thể nói chung và rậm lông vùng kín nói riêng ở phụ nữ mang thai khiến chị em rất khó giữ được vệ sinh cơ thể giai đoạn này do trở ngại trong quá trình vận động. Vì vậy, nguy cơ chị em mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa giai đoạn này rất cao.

triệt lông khi mang thai

Không nên triệt lông vùng kín khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu có những thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Sự thay đổi về nội tiết làm rối loạn, kích thích sự phát triển của nang lông khiến chúng mọc dài ra, rậm hơn hoặc tự rụng đi. Trong giai đoạn này, chị không nên triệt lông vùng kín vì các nguyên nhân sau:

– Triệt lông không tận gốc: Lông mọc nhiều khi mang thai là do rối loạn nội tiết nên dù chị có sử dụng phương pháp nào để triệt lông vùng kín thì lông cũng sẽ mọc trở lại.

– Nguy cơ tổn thương da: Thời kỳ mang thai người mẹ rất dễ bị kích ứng bởi tác động của hóa chất. Do đó, làn da rất dễ bị tổn thương và có nguy cơ viêm nhiễm cao.

– Ảnh hưởng tới sức khỏe: Triệt lông vùng kín khi mang thai có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và bé do tác động của các hóa chất dùng để triệt lông.

Chúc chị nhiều sức khỏe! 

Tags:

Bài viết liên quan