Mẹ và Con - Sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chính bố mẹ. Bố mẹ càng hạnh phúc, con càng vui vẻ. Ngược lại, bố mẹ càng stress thì nguy cơ trẻ mắc bệnh trầm cảm sẽ càng cao...

Sự căng thẳng trong quá trình nuôi dạy con cái là một bài toán khó với những ai đang làm bố, làm mẹ. Và rõ ràng, những áp lực từ mọi mặt như kinh tế, thời gian, sức khỏe,… rất khó để có thể quản lý và kiểm sát chúng. Tuy nhiên, bố mẹ càng stress thì sức khỏe tinh thần của trẻ cũng càng sụt giảm. Do đó, cần cố gắng để những áp lực từ bố mẹ không ảnh hưởng đến con bạn.

Bố mẹ căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Một nghiên cứu trên Tạp chí Rối loạn Tình cảm (Journal of Affective Disorders) cho thấy rằng mức độ trầm cảm của người mẹ có liên quan gián tiếp đến sự phát triển của các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện với 4.898 trẻ em sinh ra trong 75 bệnh viện tại 20 thành phố lớn ở Hoa Kỳ từ năm 1998 đến năm 2000. Kết quả cho thấy, có một mối liên hệ mật thiết giữa chứng trầm cảm của người mẹ và sự sụt giảm sức khỏe tinh thần của trẻ em.

Cụ thể, những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm thường xuyên gặp cảm thấy lo lắng, căng thẳng. Ngược lại, các bà mẹ có con bị sụt giảm về sức khỏe tinh thần cũng thường dễ rơi vào trầm cảm hơn bình thường. Điều này cho thấy, sự căng thẳng của bố mẹ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe tinh thần ở trẻ em.

Nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ bị trầm cảm cho biết họ cảm thấy ít gắn bó với con cái hơn, chưa quan tâm nhiều đến việc nuôi dạy con cái và ít nhận được sự hỗ trợ trong việc nuôi dạy con từ người bạn đời của mình.

sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần của các thành viên trong gia đình thường có sự kết nối với nhau

Tiến sĩ Amy Nasamran, một nhà tâm lý học nổi tiếng cho biết: “Điểm mấu chốt của vấn đề chính là sức khỏe tâm thần của bố mẹ và con cái thường gắn bó với nhau và có quan hệ mật thiết với nhau”.

Cụ thể, sự phát triển của trẻ em thường phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ của chúng. Trẻ gần như học tất cả mọi thứ từ bố mẹ của mình. Những đứa trẻ thường sẽ quan sát thái độ, hành vi của bố mẹ để bắt chước theo. Thậm chí, trẻ cũng quan sát cách bố mẹ xử lý, đối mặt với những căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống. Do đó, nếu bố mẹ thường xuyên gặp áp lực, thể hiện sự lo lắng của mình thì nguy cơ trẻ bị suy giảm tinh thần cũng rất cao.

Hơn nữa, khi căng thẳng, mệt mỏi, một số người thường có xu hướng trút giận vào những người thân xung quanh mình. Chúng ta có thể cáu gắt với trẻ khi con hỏi về một vấn đề nào đó. Chúng ta có thể trách phạt trẻ, thậm chí dùng đòn roi với con dù con chỉ sai một lỗi rất nhỏ. Hoặc chúng ta có thể mất kiên nhẫn với con, không dành nhiều thời gian cho con như trước. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của trẻ.

Vì thế, điều quan trọng cần làm chính là giúp bố mẹ có thể đẩy lùi căng thẳng mệt mỏi và nâng cao sức khỏe tinh thần cho cả gia đình.

4 Bí quyết tăng sức khỏe tinh thần cho cả gia đình

Cũng theo Tiến sĩ Amy Nasamran, sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ bắt đầu từ sức khỏe tinh thần của bố mẹ. Vì thế, việc đảm bảo rằng bố mẹ có thể vui vẻ, hạnh phúc, không gặp áp lực căng thẳng trong suốt quá trình nuôi dạy con là một điều vô cùng quan trọng.

Nếu bạn cũng đang là một người bố, người mẹ và đang gặp rắc rối về tâm lý khi chăm sóc, nuôi dạy con, bạn có thể bỏ túi một vài lời khuyên dưới đây:

Chia sẻ cùng người bạn đời của mình

Hãy nhớ, việc nuôi dạy con cái là trách nhiệm chung của cả bố và mẹ. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy bị “quá tải” bởi việc liên tục bận rộn do chăm sóc con cái, không có thời gian dành cho bản thân hoặc gặp rắc rối trong việc trò chuyện với con, hãy nói điều đó với người bạn đời của mình.

Việc chia sẻ có thể giúp bạn xua tan gánh nặng trong lòng để có tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Ngoài ra, khi bạn chia sẻ, người ấy có thể cùng bạn bàn bạc, thảo luận, đưa ra hướng giải quyết chính xác cho những vấn đề mà mình đang gặp phải.

Thường xuyên có những hoạt động gia đình

Một trong những bí quyết để tăng sức khỏe tinh thần cho cả nhà và giúp các thành viên thêm gắn kết với nhau chính là thường xuyên tổ chức những hoạt động chung cho cả gia đình, chẳng hạn như cùng nhau nấu ăn, làm bánh hoặc cùng nhau xem phim, đi du lịch.

hoạt động gia đình

Thông qua những hoạt động này, tất cả thành viên đều được thư giãn nghỉ ngơi sau những ngày đầy căng thẳng. Hơn nữa, việc tổ chức hoạt động giúp bố mẹ và con cái có nhiều thời gian ở bên nhau hơn, từ đó thêm thân thiết với nhau.

Cho phép bản thân được nghỉ ngơi

Với những người làm bố, làm mẹ, nếu một ngày bạn cảm thấy kiệt sức, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình để chăm sóc con và cho bạn một vài ngày được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu liên tục cố gắng, bạn rất dễ dẫn đến tình trạng kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần, cảm thấy việc trông con như một gánh nặng. Do đó, thỉnh thoảng, hãy cho phép bản thân được thật sự nghỉ ngơi và có thời gian dành riêng cho mình bạn nhé!

Tập thể thao cùng nhau

Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có một mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, tâm trạng của bạn cũng vui vẻ và tích cực hơn. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ giải phóng hormone endorphin giúp giảm căng thẳng thẳng, lo lắng, trầm cảm.

Để có thể tận dụng tối đa các lợi ích của việc tập thể dục, nên duy trì việc tập luyện tối thiểu 30 phút ngày và 3-4 ngày/tuần. Đặc biệt, nên cố gắng để tập thể dục ngoài trời do việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp đẩy lùi căng thẳng, hạn chế trầm cảm và giảm thiểu lo lắng.

gia đình

Sức khỏe tinh thần của bố mẹ và con cái thường có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Vì thế, nếu muốn con có một sức khỏe tinh thần thật tốt, trước tiên bố mẹ phải thật hạnh phúc và tận hưởng việc nuôi dạy con không lo âu bạn nhé!

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!