Mẹ&Con - Phương pháp gây tê tủy sống không còn quá xa lạ đối với các chị em đã trải qua sinh mổ. Thế nhưng, trên thực tế có những trường hợp không được áp dụng phương pháp này. Mời bạn cùng tìm hiểu với Mẹ&Con nhé! Bộ Y tế cấm gây tê tủy sống mổ bắt con khi thai phụ bị sản giật Vợ mổ đẻ sớm để chồng hấp hối được gặp con Có thai sau mổ đẻ bao lâu thì an toàn?

Trường hợp nào không được gây tê tủy sống khi mổ đẻ? 5

Sản phụ có nguy cơ tai biến cao không được áp dụng kỹ thuật gây tê tủy sống khi mổ đẻ. (Ảnh minh họa)

Thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc triển khai phương pháp phẫu thuật mổ lấy thai sẽ áp dụng kỹ thuật gây mê nội khí quản đối với những sản phụ có nguy cơ gặp tai biến cao. Theo đó, phương pháp gây tê tủy sống không được áp dụng cho những sản phụ có nguy cơ tai biến cao nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng đối với sản phụ đẻ mổ.

Ở đây, không phải là cấm hoàn toàn việc thực hiện kỹ thuật gây tê tủy sống khi sinh mổ mà chỉ mang tính chất nhắc nhở các cơ sở y tế không thực hiện phương pháp này trong một số trường hợp sản phụ dễ có nguy cơ xảy ra tai biến cao để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ tử vong bà mẹ trong khi sinh.

Trường hợp các sản phụ dễ xảy ra tai biến như:

– Rau bong non.

– Rau tiền đạo chảy máu nhiều.

– Sản giật.

Tiền sản giật.

– Những sản phụ bị rối loạn các cơ quan chức năng trong cơ thể.

Với các trường hợp này thì phải gây mê toàn thân cho sản phụ để đảm bảo an toàn. Còn các trường hợp khác, sức khỏe của người mẹ không có vấn đề gì bất thường thì vẫn thực hiện phương pháp gây tê tủy sống để mổ bắt con.

Bởi lẽ, với các trường hợp dễ xảy ra tai biến mà vẫn cố áp dụng kỹ thuật gây tê tủy sống thì không những gây nguy hiểm cho mẹ mà còn đe dọa đến sự sống của con. Hậu quả có thể là mẹ bị chảy máu, tụt huyết áp nặng, ngừng tuần hoàn, ngừng tim. Thực tế, đã có nhiều trường hợp gặp biến chứng do phương pháp gây tê tủy sống khi mổ lấy thai cho những sản phụ có nguy cơ tai biến cao.

Tags:

Bài viết liên quan