Mẹ&Con - Những hình ảnh chi tiết và vô cùng chân thực về sự phát triển của thai nhi chứng mình rằng sự tồn tại của bé yêu trong bụng mẹ quả là điều kỳ diệu. 3 sai lầm trong ăn uống của mẹ bầu khiến thai nhi chậm phát triển Phương pháp giáo dục thai nhi ngay từ trong bụng mẹ Trong bụng mẹ, thai nhi cũng bận rộn!

Vào năm 1965, nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Lennart Nilsson đã cho xuất bản cuốn sách ảnh với tựa đề “A Child Is Born” (tạm dịch: “Sự ra đời của một đứa trẻ”). Nội dung quyển sách là những hình ảnh chân thực về mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi. Trong cuốn sách của mình, ông viết: “Toàn bộ câu chuyện không bắt đầu bằng việc sinh nở. Đứa trẻ đã tồn tại từ nhiều tháng trước – bắt đầu bằng những dấu hiệu nhỏ của một mầm sống, sau đó bé đã phát triển dần và ảnh hưởng đến cuộc sống của người mẹ”.

Những hình ảnh của Nilsson đã trở thành biểu tượng vì đó không chỉ là hình ảnh màu đen trắng điển hình mà chúng ta thường thấy mà thay vào đó là sự chi tiết và màu sắc hình ảnh chân thực của thai nhi. Chúng được chụp bằng máy ảnh thông thường với ống kính macro, thiết bị nội soi và SEM (Scanning electron microscope – một loại kính hiển vi điện tử có thể tạo ra hình ảnh với độ phân giải cao của bề mặt mẫu vật bằng cách sử dụng một chùm điện tử hẹp quét trên bề mặt mẫu).

Mời các bạn chiêm ngưỡng bộ ảnh:

Tinh trùng di chuyển trong ống dẫn trứng
Tinh trùng di chuyển trong ống dẫn trứng.

Bộ ảnh chân thực về sự phát triển của thai nhi có thể khiến bạn rơi nước mắt

Tinh trùng tìm cách tiếp cận với trứng.

Tinh trùng đã vào được bên trong
Tinh trùng đã vào được bên trong.

8 ngày, phôi thai bám chắc ở tử cung
8 ngày, phôi thai bám chắc ở tử cung.

Bộ não bắt đầu phát triển trong phôi thai
Bộ não bắt đầu phát triển trong phôi thai.

phôi thai chỉ mới có tim
4 ngày, phôi thai chỉ mới có tim và tim thai sẽ đập từ ngày thứ 18.

5 tuần, thai nhi dài khoảng 9 mm
Khi được 5 tuần, thai nhi dài khoảng 9 mm khuôn mặt bé đã phát triển với hốc mắt, mũi và miệng.

8 tuần, phôi thai phát triển nhanh chóng
8 tuần, phôi thai phát triển nhanh chóng và được bảo vệ bởi túi thai.

 10 tuần, mí mắt của bé vừa hé mở

10 tuần, mí mắt của bé vừa hé mở.

16 tuần, thai nhi dùng tay để khám phá cơ thể mình
16 tuần, thai nhi dùng tay để khám phá cơ thể mình và những thứ xung quanh.

Khung xương chủ yếu là các khớp sụn
Khung xương chủ yếu là các khớp sụn linh hoạt và mạch máu có thể nhìn thấy qua lớp da mỏng.

18 tuần, thai nhi dài khoảng 14 cm
18 tuần, thai nhi dài khoảng 14 cm. Thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh bên ngoài bụng mẹ.

móng tay đã mọc
19 tuần, móng tay đã mọc.

20 tuần, thai nhi dài khoảng 20 cm với lớp lông mịn phủ kín đầu
20 tuần, thai nhi dài khoảng 20 cm với lớp lông mịn phủ kín đầu.

Thai nhi 26 tuần
Thai nhi 26 tuần.

Thai nhi 36 tuần
Thai nhi 36 tuần, bé của bạn sẽ chào đời trong 4 tuần nữa.

Tags:

Bài viết liên quan