Mẹ chồng – nàng dâu, hai người xa lạ bỗng về ở chung một nhà thì khó có thể tránh được mâu thuẫn. Những lúc này, nhường nhịn mẹ chồng hay cãi lại để khẳng định quan điểm của mình mới là một lựa chọn khôn ngoan?
Nhường nhịn mẹ chồng liệu có “thiệt thân”?
Các nàng dâu mới thường có suy nghĩ rằng, việc nhường nhịn mẹ chồng sẽ chỉ khiến chúng ta dễ thiệt thòi bởi mẹ chồng càng lấn tới và bắt ép con dâu phải theo ý mình. Như vậy, cuộc sống sau hôn nhân sẽ phải răm rắp nghe theo lời của người khác, không còn được cuộc sống tự do của bản thân.
Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ đến những lợi ích nếu nàng dâu chịu nhường nhịn mẹ chồng trong các cuộc cãi nhau?
Giữ gìn tình cảm vợ chồng
Sẽ chẳng một người đàn ông nào muốn lựa chọn giữa mẹ và vợ khi một bên là người sinh ra mình và một bên là người phụ nữ mà mình hết mực yêu thương. Nếu bạn liên tục cãi nhau với mẹ chồng, người cảm thấy khó xử nhất chính là chồng của bạn.
Vừa khó xử, lại mệt mỏi khi hằng ngày phải nghe những cuộc phân bua của mẹ và vợ khiến nhiều ông chồng không còn cảm thấy tha thiết trở về nhà, thậm chí luôn tìm cách để đi đến tận khuya. Nhiều người trở nên chán nản với vợ của mình và nhanh chóng có người thứ 3 vì không cảm nhận được hạnh phúc trong đời sống vợ chồng.
Khi bạn nhường nhịn mẹ chồng, hạn chế các cuộc tranh cãi không cần thiết thì đó chính là cách để bạn gián tiếp gìn giữ tình yêu và hôn nhân của mình với người bạn đời của mình.
Dễ lấy thiện cảm từ mẹ chồng
Nhường nhịn mẹ chồng là một trong những cách nhanh nhất để bạn có thể lấy thiện cảm từ mẹ chồng. Sẽ chẳng có một bà mẹ chồng nào thích con dâu của mình liên tục cãi lại mẹ chồng, cho dù có những lúc bạn sẽ là người đúng. Ngược lại, mẹ chồng sẽ thích những nàng dâu có sự nghe lời và nhường nhịn mẹ chồng.
Khi đã lấy được thiện cảm từ mẹ chồng thì việc chinh phục mẹ chồng và để mẹ chồng thương con dâu như con ruột sẽ chẳng có gì khó khăn. Bạn có thể hóa giải được những vấn đề mẹ chồng – nàng dâu chỉ bằng cách nhường nhịn mẹ chồng thì tại sao lại không thử bạn nhỉ?
Làm gương cho con
Mẹ chồng chính là bà của những đứa con chung của bạn và chồng. Khi bạn nhường nhịn mẹ chồng, bạn đã vô tình trở thành một tấm gương cho con trẻ về việc hiếu kính bố mẹ và vâng lời người lớn, không có những hành động chống đối không được phép.
Có thể nói, trẻ con chính là tấm gương phản ánh lớn nhất và đúng nhất về bố mẹ và người thân của trẻ. Nếu bạn là một người con tốt, sau này trẻ cũng sẽ học được cách trở thành một người con ngoan và yêu thương bố mẹ của mình. Lúc này, chẳng phải người có lợi nhất là bạn đúng không nào?
Hơn nữa, khi bạn nhường nhịn mẹ chồng, bạn đã dạy trẻ biết nhường nhịn người khác. Con sẽ có những bài học để có thể áp dụng trong cuộc sống sau này của con.
Tốt cho con cái của bạn
Không thiếu các gia đình mà mẹ chồng khi chán ghét con dâu sẽ bực bội lây sang cháu nội và không còn yêu thương cháu nội như trước. Việc nhường nhịn mẹ chồng, giữ hòa khí trong gia đình cũng là một cách bạn giúp trẻ có được tình yêu thương từ ông bà.
Hơn nữa, nếu một đứa trẻ lớn lên trong gia đình luôn có những lời cãi vã mỗi ngày thì trẻ sẽ chẳng thể hạnh phúc được. Vì thế, nếu mẹ chồng – nàng dâu hòa thuận, gia đình êm ấm thì những đứa trẻ cũng sẽ được vui vẻ hơn.
Một điều nhịn mẹ chồng là chín điều lành
Dĩ nhiên, khi con cái sống cùng bố mẹ thì khó có thể tránh khỏi được mâu thuẫn. Thậm chí, khi sống cùng bố mẹ ruột, vẫn sẽ có những lúc tranh cãi hay không hợp ý nhau, sẽ có những uất ức, những bực dọc. Vì thế, nàng dâu sống cùng mẹ chồng thì không thể tránh được những cãi vã do khác nhau về quan điểm sống, về tư duy, suy nghĩ,…
Không phải lúc nào cũng nhường nhịn mẹ chồng. Không phải lúc nào cũng phải chấp nhận lỗi sai về phía mình và cho rằng mẹ chồng đúng. Bạn hoàn toàn có thể trao đổi với mẹ chồng về tư duy, suy nghĩ, quan điểm của mình.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu câu chuyện, hãy đặt mình vào vị trí của mẹ chồng để cảm nhận. Hãy tự hỏi bản thân nếu mình rơi vào tình huống giống mẹ chồng thì liệu mình có thể cư xử khác đi hay không? Và cũng đừng quên nghĩ đến những lợi ích khi nhường nhịn mẹ chồng để có thể tìm cách ứng xử cho phù hợp hơn.
Ngoài ra, hãy cố gắng để xem mẹ chồng như mẹ ruột của mình. Chỉ như vậy bạn mới có thể thật tâm yêu thương mẹ chồng và tránh được việc đặt cái tôi của mình quá lớn trong những cuộc cãi nhau.
Chẳng ai yêu cầu bạn lúc nào cũng phải luồn cúi, phải nhẫn nhịn mẹ chồng hay lúc nào cũng phải thảo mai, nhẹ nhàng hoặc tâng bốc mẹ chồng.. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, thái độ phản kháng của bạn có thể quyết định mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có tốt đẹp hay không và gia đình có bình yên, hạnh phúc hay không. Hãy lựa lời góp ý nhẹ nhàng và tìm thời điểm thích hợp, hoặc tỉ tê nhờ chồng trao đổi cùng mẹ chồng thay vì trực tiếp chỉ trích lỗi sai của mẹ chồng bạn nhé!
Một va chạm nhỏ, một mâu thuẫn trong đời sống hằng ngày nhưng nếu cư xử không khéo léo có thể trở thành nguyên nhân xé toạc mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu vốn dĩ đang tốt đẹp. Do đó, khi bước vào cuộc sống hôn nhân, hãy học cách nhường nhịn mẹ chồng và biết rằng cách “phản kháng” nào thì phù hợp thay vì luôn nghĩ trong đầu cách làm sao để “trị” mẹ chồng bạn nhé!