1. “22 tiếng chuyển dạ” không có nghĩa là “22 giờ tử cung co thắt liên tục”
Trong suốt thời gian chuyển dạ bạn sẽ cảm nhận cơn đau từng cơn, đều đặn và trở nên liên tục khi càng gần đến giờ G
Khi lần đầu mang thai và nghĩ về cơn đau chuyển dạ, hầu hết các thai phụ đều tưởng tượng mình sẽ phải trải qua cơn co thắt tử cung suốt toàn bộ thời gian chuyển dạ. Tuy nhiên, đây chỉ là nỗi sợ không có thực. Vì vậy, bạn nên hiểu rằng trong suốt thời gian chuyển dạ bạn sẽ cảm nhận cơn đau từng cơn, đều đặn và trở nên liên tục khi càng gần đến giờ G. Ngay cả khi cổ tử cung của bạn đã mở đến 9,5 cm, bạn vẫn có thể có được vài phút nghỉ.
2. Bạn có thể nhầm lẫn cơn đau chuyển dạ với những triệu chứng khác trong thai kỳ
Khi hình dung về cơn đau chuyển dạ, bạn thường nghĩ đến những lời mô tả kiểu như đau quặn vùng lưng dưới, có cảm giác như chuột rút hoặc cơn đau khiến cơ thể bạn như bị xé toạc ra. Thế nhưng, khi tất cả những điều này đến, bạn sẽ có cảm giác không khác gì những cơn đau do giãn dây chằng trong thai kỳ, hoặc chỉ khó chịu hơn cơn đạp mạnh của thai nhi. Chính vì vậy, không khó hiểu khi bạn có thể không nhận ra mình đang chuyển dạ, nhất là khi bạn mang thai lần đầu. Tuy nhiên, đó lại là một dấu hiệu tốt bởi vì nếu bạn không cảm nhận sự khác biệt trong cơ thể khi đến ngày sinh thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
3. Không nhất thiết bạn phải nhìn thấy tất cả cảnh tượng khi em bé chào đời
Bạn sẽ cảm thấy sốc hoặc thêm phần kinh hãi nếu nhìn thấy cảnh tưởng các bác sĩ đưa em bé của bạn ra ngoài. Một khi không chắc chắn về sức chịu đựng của bản thân, tốt nhất bạn không nên nhìn vào đó dù trước kia bạn từng ao ước có thể ghi lại một đoạn phim để đời trong khoảnh khắc thiêng liêng này. Sẽ chỉ có máu và máu trong cơn rặn đẻ, vì vậy đừng nên cố thử nhìn vào chúng nếu bạn không muốn.
4. Bạn sẽ phục hồi nhanh hơn nếu sinh thường
Bạn sẽ phục hồi nhanh hơn nếu sinh thường
Khi sinh thường qua ngã âm đạo, bạn sẽ cảm thấy đau đớn tột cùng. Chưa kể, rất nhiều thai phụ sẽ phải chấp nhận rạch tầng sinh môn để em bé ra ngoài dễ dàng hơn. Vết mổ tầng sinh môn này sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, chẳng hạn bạn sẽ thấy rát tiểu đến phát khóc. Thế nhưng, may thay đây lại là nơi tập trung rất nhiều mạch máu nên việc phục hồi sẽ rất nhanh. Vậy nên, không có gì là tốt hay xấu hoàn toàn như bạn vẫn nghĩ.
5. Các vật dụng sau sinh cần có…
Hãy nói với thai phụ sinh lần đầu về tất cả những gì sẽ cần ngay sau sinh bao gồm: miếng lót dịch hậu sản, băng lót, quần lót giấy… Bạn nên cố gắng truyền đạt cho họ hiểu về cách vệ sinh sau sinh như: rửa sạch bằng nước ấm, không tắm bồn, không chà rửa quá kỹ “vùng kín”… Thậm chí nên đề cập đến dịch hậu sản sau sinh và dịch hôi sau 2 tuần sinh.
6. Bạn có thể quên ngay nỗi đau đớn sau khi bé chào đời
Bạn sẽ có cảm giác như vừa bước qua ngưỡng cửa cái chết khi phải chịu đựng cơn đau đẻ. Thế nhưng, chỉ khi bạn nghe tiếng khóc của con, mọi đau đớn dường như tan biến trong chốc lát. Đó là những trải nghiệm mà hầu hết các thai phụ đều cảm nhận được. Và lúc đó, bạn chỉ còn biết mở miệng cảm ơn vì đã đưa con bạn đến với thế giới này.
7. Không có mẫu số chung cho mọi cuộc chuyển dạ
Bạn bè của bạn có thể phải trải qua cơn đau chuyển dạ đến 55 tiếng và sau sinh phải dựa vào thanh treo chai nước truyền để có thể đi được. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn sẽ phải trải qua những điều tương tự. Hãy luôn nhớ rằng kinh nghiệm đau đẻ của người này không bao giờ đúng 100% với người khác. Vì vậy, hãy nghĩ đến khoảnh khắc con yêu chào đời để có được tâm trí thoải mái nhất trước khi bước vào phòng sinh.
Nguồn: womansday.com