Mẹ và Con - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra một danh sách những đối tượng sau đây thuộc nhóm nguy cơ cao trong việc dễ mắc COVID-19

Trước đó, dường như COVID-19 thường chỉ tập trung vào những người có nguy cơ mắc những bệnh nặng do cúm, gồm cả người cao tuổi (65 tuổi trở lên) và người có bệnh nền phổi mạn tính. Tuy nhiên, nhóm đối tượng bệnh nền hay bệnh không lây nhiễm dễ bị COVID “tấn công” hiện nay đã mở rộng hơn. Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu những nhóm người nào cần nâng cao tự giác, bảo vệ bản thân nhiều hơn, bạn nhé!

Những người có nguy cơ cao dễ bị nhiễm COVID-19

Người bệnh tim mạch

Hệ thống hô hấp và tim mạch vốn dĩ đã có những mối liên kết chặt chẽ với nhau. Oxy nhận được từ phổi sẽ được  tim và hệ thống tuần hoàn đưa đi phân tán khắp cơ thể, bổ sung cho những cơ quan khác có thể làm tốt nhiệm vụ và chức năng của mình. Vì thế, khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, gây nên những hạn chế lượng không khí vào phổi, làm cho tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo được nguồn cung cấp oxy được đưa đến các cơ quan quan trọng của cơ thể.

nhiễm covid-19

Có thể nói, những người đã có bệnh lý về vấn đề tim mạch từ trước không chỉ khiến tăng thêm độ nghiêm trọng của tình trạng huyết áp cao, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bộc phát cơn đau tim, đột quỵ.

Theo thống kê từ các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, những người có biến cố về tim mạch có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với những người không có biết cố tim. Hơn nữa, những người đã và đang mắc những bệnh nền về tim từ trước có nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 3 lần so với những người chưa từng có những tiền sử về bệnh tim.

Người bệnh gan, thận mạn tính

Có rất nhiều số liệu thống kê, bệnh thận mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và gây tử vong ở những bệnh nhân mắc COVID-19. Nguy cơ tăng cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt ở những người chạy thận.

Những người bị thận mạn tính thường có hệ miễn dịch kém, cộng thêm vào nhiều yếu tố tác động khác có thể làm góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh COVID-19. Bởi lẽ, chức năng của tim, gan, phổi và thận đều có mức độ liên quan mật thiết với nhau, bất kỳ sự suy yếu chức năng từ cơ quan nào cũng sẽ tác động trực tiếp đến những cơ quan khác. Chẳng hạn như nếu mắc phải nhiễm trùng phổi nghiêm trọng, kéo theo thận cũng sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Bệnh phổi làm tăng nguy cơ mắc COVID-19

COVID-19 gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp. Vì thế, có thể nói, virus Corona sẽ thường có những tác động trực tiếp đến chức năng của phổi. Nghiêm trọng hơn, có khi sẽ gây nên những triệu chứng nặng đối với những đối tượng mắc bệnh phổi mạn tính, ví dụ như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi. Ngoài ra, những loại bệnh nền liên quan đến phổi khác cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 bao gồm: bệnh xơ nang, xơ phổi, hen… tùy theo mức độ từ trung bình đến nặng.

khó thở

Đặc biệt, đáng chú ý nhất là, nếu như các bệnh lý nền về phổi trên chính là nguyên nhân trực tiếp làm bệnh tình trở nên nặng nề hơn, thì khói thuốc lá sẽ là tác nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của phổi. Cụ thể hơn, khói thuốc lá gây rất nhiều tác động tiêu cực đến phổi, làm ức chế hệ miễn dịch và tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng khi mắc COVID-19. Vì thế, bỏ thuốc lá sẽ là thói quen cần nghiêm túc thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

Trong giai đoạn dịch COVID-19 đang tái bùng phát, những bệnh nhân có bệnh lý nền sẵn nên tiếp tục duy trì điều trị bằng thuốc để kiểm soát được những triệu chứng. Tốt hơn, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ và thăm khám thường xuyên để có được những lời khuyên bảo vệ sức khỏe đúng cách hơn trong giai đoạn dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan hiện nay.

Bệnh béo phì

Béo phì liên quan rất nhiều đến rối loạn sức khỏe, khiến cơ thể dễ mắc bệnh COVID-19 và tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm: tăng huyết áp; bệnh tim; bệnh đái tháo đường tuýp 2; bệnh gan nhiễm mỡ; bệnh thận…

Ngoài ra, bệnh béo phì cũng sẽ làm cho khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, một phần là do tình trạng viêm da dẳng làm “trơ hóa” sự kích hoạt hệ thống miễn dịch, sức đề kháng. Thông tin này được chứng minh bằng tỷ lệ thống kê những người béo phì thường thất bại khi cho cơ thể đáp ứng với một số loại vắc xin, trong đó có vắc xin H1N1 và vắc xin viêm gan B.

Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ béo phì ở Ý cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc, đây cũng là một lý giải tại sao tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Ý cũng sẽ cao hơn.

Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc COVID-19

Theo những thống kê cho thấy, việc điều trị COVID-19 ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường gặp nhiều khó khăn hơn. Theo các chuyên gia, đái tháo đường làm cho hệ thống miễn dịch gánh chịu nhiều tổn thương, khiến cơ thể không còn đủ sức chống lại những nguy hiểm từ virus Corona chủng mới. Ngoài ra, virus cũng có thể phát triển mạnh mẽ hơn khi mức đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Bệnh nhân có bệnh nền là đái tháo đường cũng đã có mức độ viêm trong cơ thể cao, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng Covid-19. Các bác sĩ, chuyên gia nổi tiếng trên thế giới cho biết, “Nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2, bạn cũng sẽ mắc thêm viêm phổi, vì đái tháo đường có thể gây viêm trong cơ thể”.

covid-19 rửa tay

Bên cạnh đó, một điều quan trọng cần lưu ý ở những người bị đái tháo đường, đó là những đợt căng thẳng ví dụ như nhiễm virus cũng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao, dẫn đến nhiều biến chứng khác.

Vì thế, các chuyên gia và bác sĩ toàn cầu đã đưa ra rất nhiều khuyến cáo cho những người mắc đái tháo đường nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 cẩn thận hơn, bao gồm như:

  • Nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước rửa tay khô sát khuẩn.
  • Tránh chạm tay vào mặt càng nhiều càng tốt.
  • Thường xuyên sát khuẩn, khử trùng các bề mặt đồ vật mà bạn chạm vào nhiều.
  • Không tiếp xúc gần với những người có triệu chứng bệnh hô hấp ít nhất 2 mét.
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên vì nhiễm trùng sẽ làm cho mức đường huyết bị tăng cao.
  • Uống nước đầy đủ.
  • Chuẩn bị thuốc có thể dùng trong 1 tháng, hạn chế ra ngoài khi không thật sự cần thiết.
  • Không đến những nơi đông người như quán cà phê, công viên, siêu thị…

Những người có nguy cơ cao nên tự bảo vệ thế nào?

Ngoài những biện pháp phòng ngừa hàng ngày do Chính phủ và Bộ Y Tế đề ra như rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách 2 mét với người khác… thì nếu như bạn hoặc những người thân trong gia đình đang thuộc nhóm ở nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn hoặc có thể bị phát triển các triệu chứng Covid-19 nặng, nghiêm trọng, hãy lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Điều quan trọng nhất bạn cần làm là luôn kiểm soát các bệnh lý nền, tình trạng bệnh mạn tính của bản thân.
  • Luôn chuẩn bị và mang theo các loại thuốc diều trị bệnh bên người, ít nhất đủ dùng cho suốt 30 ngày.
  • Đảm bảo đã chích ngừa đầy đủ những bệnh cúm và viêm phổi để hạn chế tình trạng xấu nhất trong trường hợp chẳng may nhiễm COVID-19.
  • Thường xuyên trao đổi tình trạng sức khỏe, các bệnh lý nền của mình với bác sĩ, liên hệ ngay đến cơ quan y tế khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

chích ngừa

Hy vọng qua bài viết trên, Mẹ và Con đã cung cấp được cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những căn bệnh có nguy cơ cao mắc virus Corona và có thể chuyển biến nguy hiểm khi nhiễm bệnh. Hãy chung tay phòng chống dịch bệnh bằng việc thực hiện đầy đủ các nội quy của Chính phủ, Bộ Y Tế đưa ra để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh nhé!

Bài viết liên quan

tâm trạng của mẹ bầu

Tâm trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ và Con - Tâm trạng của mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân mình mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm hồn và cả thể chất của thai nhi. Một tâm hồn lạc quan, sẻ chia, và tình yêu thương sẽ là nguồn năng lượng vô tận, giúp bé yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh từng ngày trong bụng mẹ.