Mẹ&Con - Đừng nghĩ rằng cho đến tận lúc mang thai thì bạn mới cần quan tâm đến những yếu tố được nêu dưới đây. Bởi vì theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có những yếu tố nếu bạn không chú ý từ trước khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Bé sinh non 25 tuần và nỗ lực sống mạnh mẽ Những biện pháp hạn chế và phòng ngừa sinh non Chăm sóc bé sinh non - Chương trình truyền hình làm mẹ

1. Nếu bạn nghiện rượu, thuốc lá hoặc ma túy, hãy biết rằng bạn đang đối mặt với nguy cơ sinh non!

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh non là rất cao nếu như mẹ uống quá nhiều từ trước lúc mang thai đến trong giai đoạn thai kỳ. Vì thế, trong giai đoạn dự tính sẽ có thai, bạn nên bắt đầu tránh dần các cuộc “bia bọt, rượu chè”, nhất là tuyệt đối tránh xa rượu mạnh. Trong trường hợp lỡ bị nghiện rượu, hãy tìm cách bỏ rượu trước khi quyết định có thai.

5-yeu-to-khien-ban-co-the-sinh-non

Với chất thuốc lá và chất kích thích, càng phải tuyệt đối bỏ trước khi dự tính có thai. Vì nếu mang thai trong tình trạng đang nghiện những chất này thì nguy cơ sinh non của bạn là rất cao. Thậm chí trẻ sinh non trong các trường hợp đó còn chịu nhiều khuyết tật nặng nề, khó điều trị được. Sự “hi sinh” này rất có ý nghĩa vì nó sẽ chuẩn bị cho bạn một trạng thái hoàn hảo để đón thai nhi trong bụng mình.

2. Nếu tình trạng hôn nhân của bạn không ổn định…

Tình trạng stress do hôn nhân không như ý, vợ chồng thường xuyên căng thẳng, cãi cọ nhau là một trong những yếu tố đe dọa dễ dẫn đến sinh non sau này. Không chỉ là căng thẳng với chồng, tình trạng căng thẳng do có mối quan hệ không tốt với gia đình chồng (nhất là mẹ chồng) cũng có thể gây ra chứng trầm cảm, sẽ ảnh hưởng khống tốt đến thai nhi, có thể gây sinh non nếu mang thai trong thời kỳ đó.

Ngoài tình trạng hôn nhân, tình trạng tài chính gia đình cũng là một trong những yếu tố gây tác động mạnh đến tâm lý người phụ nữ trong giai đoạn chuẩn bị có thai. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên cố gắng giải quyết hết những mâu thuẫn ấy theo hướng tích cực nhất có thể trước khi chính thức quyết định sẽ có con.

5-yeu-to-khien-ban-co-the-sinh-non

Ví dụ như bạn có thể chuẩn bị trước cho mình một khoản chi phí cố định cho việc mang thai, sinh nở. Tham gia các lớp thể dục, yoga, bơi lội để giảm stress tốt nhất. Nói chuyện thẳng thắn với người bạn đời để giải quyết những gút mắc. Hãy chuẩn bị cho mình một trạng thái tinh thần thật thoải mái trước khi bạn muốn có con để tránh cho con nguy cơ trở thành một trẻ sinh non.

3. Nếu công việc hiện tại của bạn quá căng thẳng và phải di chuyển nhiều…

Thì tốt hơn hết là bạn nên tính toán lại để thay đổi công việc hoặc chí ít là thay đổi tình trạng công việc trước khi quyết định có thai. Việc phải di chuyển quá nhiều, nếu mang thai không được nghỉ ngơi đầy đủ (nhất là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối) cũng như việc phải làm việc trên 8 tiếng, đối mặt thường xuyên với căng thẳng sẽ dẫn bạn đến việc dễ dàng sinh non nếu mang thai.

5-yeu-to-khien-ban-co-the-sinh-non

Cũng cần lưu ý là dù công việc của bạn bận rộn đến đâu, cũng phải chú ý đến chế độ ăn uống cho mình từ trước lúc mang thai. Ăn bữa ăn đúng giờ, đầy đủ chất. Không ăn quá nhiều các loại thức ăn nhanh. Không bỏ bữa, ăn uống theo hướng “tán loạn” không kiểm soát. Đặc biệt, nên chú ý bổ sung cho mình đầy đủ axit folic và viên sắt. Không nên vì “đang bận việc này lắm” như khá nhiều phụ nữ thành thị ngày nay, chúi mũi vào công việc suốt ngày đến mức thờ ơ với bữa ăn, với chuyện cân nặng, sức khỏe và việc thiếu đủ vitamin thế nào. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này đều ảnh hưởng mạnh đến giấc mơ làm mẹ của bạn. Vì nếu bất ngờ có thai trong giai đoạn đang suy dinh dưỡng hay béo phì, đang thiếu chất trầm trọng và sau đó vẫn không thay đổi những điều này thì nghĩa là bạn vô tình để bé yêu của mình đối diện với nguy cơ sinh non rồi đấy.

4. Nếu bạn không thuộc nhóm từ 25-29 tuổi, hãy cẩn thận!

Phụ nữ dưới 15 tuổi có tỷ lệ sinh non cao nhất, kế đến là phụ nữ trên 40 tuổi. Trong khi phụ nữ trong nhóm tuổi 25-29 có tỷ lệ sinh non thấp nhất. Điều này nghĩa là dù bận rộn công việc đến mấy, bạn cũng nên cố gắng sắp xếp để được mang thai và thực hiện thiên chức làm mẹ trước khi 35 tuổi (lý tưởng nhất là từ 25 đến 29 tuổi).

5-yeu-to-khien-ban-co-the-sinh-non

Trong trường hợp muốn có thai khi đã trên 40 tuổi, bạn nên kiểm tra sức khỏe trước đó. Gặp riêng bác sĩ sản khoa để chia sẻ mong muốn của mình và nhận những tư vấn chi tiết, cụ thể từ bác sĩ. Tuy nhiên, lời khuyên chung dành cho bạn vẫn là nên khép lại ước mơ Làm Mẹ của mình khi đã ở vào độ tuổi này. Bạn có thể sinh con nuôi, chăm sóc các cháu… thay vì cứ quyết tâm có cho bằng được một thiên thần. Vì nguy cơ rất cao mà bạn phải đối diện chính là trẻ có thể bị sinh non, chịu những khiếm khuyết, bệnh tật rất tội cho bé và cho cả gia đình lúc này.

5. Chú ý đến tiền căn sản khoa

Tiền căn sản khoa là các yếu tố như: số lần sinh trước đó, số lần sẩy thai và sinh non trước đó, số lần thai lưu và sơ sinh tử vong trước đó, cũng như tình trạng xuất huyết và các bệnh lý khác. Nếu như bạn từng rơi vào những trường hợp này thì khi có dự tính mang thai trở lại, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Ngoài ra, bạn nên chú ý rằng sinh non thường xảy ra vào lần sinh đầu tiên và sau lần sinh thứ tư. Vì thế, trong các trường hợp này, bạn phải cẩn thận trước khi quyết định mang thai, tìm hiểu và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cần thiết để có thể bắt đầu thai kỳ một cách thuận lợi, an toàn nhất.

Bên cạnh tiền căn sản khoa, nếu bạn bị một số bệnh mãn tính như tim, phổi, thận, huyết áp cao… thì cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mang thai. Vì những bệnh lý này có thể dẫn đến nguy cơ sinh non cho bạn. Nếu vợ chồng bạn đang điều trị hiếm muộn và muốn có con, cũng cần lưu ý rằng người điều trị hiếm muộn nếu có con thì nguy cơ sinh non sẽ cao hơn phụ nữ bình thường.

Trẻ sinh non, nghĩa là…

– Trẻ được gọi là sinh non khi sinh trước 37 tuần hay 259 ngày mang thai. Sinh non đóng vai trò khá quan trọng trong việc gây ra những bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong cho trẻ.
– Định nghĩa sinh non chỉ dựa vào số ngày mang thai chứ không dựa vào cân nặng của trẻ lúc sinh như nhiều bà mẹ nhầm..

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Hạnh
(Bệnh viện Phụ sản Quốc Tế)

Tags:

Bài viết liên quan