Sẽ chẳng ai muốn bản thân mình “dậm chân tại chỗ” thay vì có được vị trí cao hơn, công việc tốt hơn, mức lương ổn định hơn, nhiều người yêu mến hơn,… Tuy nhiên, để đạt được những điều này thì từ bây giờ, bạn phải bắt tay vào việc lên kế hoạch phát triển bản thân và phát triển chính những kế hoạch mình đặt ra để tự “nâng cấp” chính mình mỗi ngày.
Phát triển bản thân là gì?
Phát triển bản thân hiểu một cách đơn giản nhất chính là những hành động thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, giúp bạn trở nên tốt hơn về kiến thức, kỹ năng, tài năng, ngoại hình,… Việc phát triển bản thân không có nghĩa bạn phải trở nên tốt nhất, giỏi nhất mà đơn giản chỉ là trở nên tốt hơn so với bản thân mình của quá khứ mà thôi.
Các bước lập kế hoạch phát triển bản thân trong công việc và cuộc sống
Có rất nhiều vấn đề mà bạn cần giải quyết khi lên cho mình dự định và kế hoạch để phát triển bản thân. Nếu bạn chưa bao giờ tìm hiểu làm sao để cải thiện bản thân theo chiều hướng tốt hơn, dưới đây sẽ là cách lập kế hoạch phát triển bản thân dành riêng cho bạn.
Phân tích bản thân
Bước đầu tiên trong việc phát triển bản thân chính là bạn cần phải hiểu rõ bản thân mình, biết được ưu – khuyết điểm của mình là gì. Bạn có thể sử dụng mô hình SWOT – một trong những mô hình phân tích đơn giản và vô cùng phổ biến hiện nay.
Với SWOT, bạn có thể biết được Strength (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) của bản thân mình ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần là gì. Nhờ đó, bạn sẽ biết mình nên khắc phục những vấn đề gì và tận dụng những gì mình đang có để trở nên tốt hơn.
Đặt ra mục tiêu cụ thể
Với kế hoạch phát triển bản thân, bạn cần đặt ra những mục tiêu dài hạn. Đó có thể là những mục tiêu dài hạn và cả mục tiêu ngắn hạn. Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhìn nhận, đánh giá quá trình phát triển của mình, xem mình có thật sự làm đúng với kế hoạch phát triển bản thân hay chưa.
Tốt nhất, bạn nên đặt ra mục tiêu tổng quát dài hạn, trong 1-3 năm. Sau đó, chia nhỏ các mốc thời gian cụ thể và đặt các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn hơn để đảm bảo các mục tiêu này sẽ hỗ trợ cho mục tiêu lớn mà bạn đang hướng tới.
Việc đặt ra mục tiêu khi lập kế hoạch phát triển bản thân sẽ giúp bạn biết được con đường mình sắp đi là gì, có những khó khăn nào để có thể chuẩn bị sẵn sàng “chiến đấu”.
Khi đặt mục tiêu phát triển bản thân, bạn cũng nên lưu ý:
- Đặt mục tiêu cụ thể: Với kế hoạch phát triển bản thân, bạn nên có mục tiêu càng chi tiết càng tốt. Đừng đặt những mục tiêu chung chung như muốn tốt hơn, muốn xinh đẹp hơn. Thay vào đó, bạn có thể đặt mục tiêu 2 năm sau sẽ lên được vị trí trưởng phòng. Như vậy thì mới có thể xác định trong khoảng thời gian 2 năm này mình cần phát triển ở những kỹ năng nào (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giao tiếp,…).
- Các mục tiêu phải có tính đồng nhất, bổ trợ cho nhau: Bạn không thể đặt mục tiêu nuôi tóc dài và cắt tóc để làm mới bản thân cùng một lúc. Vì thế, hãy cân nhắc mình muốn gì và định hướng trong kế hoạch phát triển bản thân của mình là gì để có thể xác định được mục tiêu chính xác cho mình.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên: Bạn sẽ có vô vàn những mục tiêu, kế hoạch phát triển bản thân được đặt ra. Tuy nhiên, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng mục tiêu để biết mình cần làm gì trước, điều gì thì quan trọng hơn,…
- Tìm ra thử thách và cơ hội cho từng mục tiêu: Khi lên kế hoạch phát triển bản thân, việc xác định xem cơ hội mà bạn có thể nhận được và khó khăn bạn đối mặt trong từng mục tiêu cũng rất quan trọng. Có thể bạn sẽ không lường trước được mọi tình huống nhưng dù sao việc nhận ra phần nào các mối đe dọa cũng giúp bạn trong tâm thế chuẩn bị phải không nào?
Thực hiện và đo lường hiệu quả
Sau khi biết được mục tiêu trong việc lập kế hoạch phát triển bản thân là gì, giờ là lúc bạn thực hiện từng bước trong kế hoạch của mình. Trong suốt quá trình thực hiện, hãy xem mình có đang đi đúng với kế hoạch phát triển bản mà mình đặt ra ban đầu hay chưa.
Từ đó, bạn sẽ biết được cách lập kế hoạch phát triển bản thân đúng chưa, mình có cần thay đổi kế hoạch hay tăng tốc hơn trong hành động của mình hay không.
Bật mí các đầu sách phát triển bản thân bán chạy nhất
Nếu bạn đang cảm thấy “lạc lối” trong việc lên kế hoạch phát triển bản thân và không biết mình cần làm gì thì có thể thử tham khảo một số quyển sách được cho là vô cùng hữu ích này bạn nhé. Những cuốn sách có thể giúp bạn nạp năng lượng cho tinh thần, có thêm động lực cho mục tiêu thay đổi của mình và định hướng được mình cần làm gì, nên làm gì.
- Đánh Thức Con Người Phi Thường Trong Bạn – Anthony Robbins
- Bảy Thói Quen Của Người Thành Đạt – Stephen R. Covey
- Những Nguyên Tắc Thành Công – Jack Canfield
- Người Dám Cho Đi – Bob Burg và John David Man
- Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận Mệnh – Adam Khoo
- Nghĩ Giàu Làm Giàu – Napoleon Hill
- Mặt Phải – Adam J. Jackson
- Bảy Chiến Lược Thịnh Vượng Và Hạnh Phúc – Jim Rohn
- Sức Mạnh Của Sự Toàn Tâm Toàn Ý – Jim Loehr, Tony Schwartz
- Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú – Adam Khoo
Đây là những cuốn sách được đúc kết kinh nghiệm từ những người thành công. Tuy nhiên, mỗi người có một cuộc đời khác nhau và sách cũng chỉ tham khảo. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn những nội dung phù hợp với mình bạn nhé.
Hy vọng thông qua bài viết của Mẹ và Con, bạn sẽ có thêm động lực và biết mình cần làm gì khi lập kế hoạch phát triển bản thân. Chưa bao giờ là quá muộn để thay đổi nhưng cũng chưa bao giờ là sớm. Vì thế, hãy bắt tay vào việc ngay hôm nay bạn nhé!