Mẹ và Con - Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, khả năng thích nghi với môi trường hạn chế nên với bất kỳ biểu hiện “lạ” nào ở trẻ cũng cần được quan tâm. Dưới đây là 3 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nhớ nhé!

Nhận biết dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh giúp ba mẹ xử trí kịp thời, tránh được các tai biến nguy hiểm và đồng thời bảo vệ bé yêu hiệu quả.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Bú kém

Trẻ sơ sinh thỉnh thoảng vẫn có biểu hiện lười bú, ngại bú. Nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh như giảm số lần bú, giảm lượng sữa bú, theo dõi một thời gian, bạn sẽ thấy bé chậm tăng cân đó chính là tình trạng bú kém. Nguyên nhân cho vấn đề này rất đa dạng, phổ biến là những lý do sau:

  • Bé bị bệnh: Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với môi trường bên ngoài như một cá thể độc lập. Vì thế, trẻ sẽ dễ bị các lại bệnh như viêm đường mũi họng, viêm amidan, ngạt mũi…
  • Thiếu chất: Tình trạng thiếu các vi chất như sắt, kẽm, vitamin A, D khiến cho trẻ bị rối loạn vị giác, khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, khó hấp thu chất dinh dưỡng…
  • Tâm lý thay đổi: Trẻ vô cùng nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi nào trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là sữa mẹ. Do đó, nếu trẻ phát hiện sữa có mùi bất thường, tâm trạng mẹ khi cho bé bú không tốt, bé bị ép bú, bé đang trong giai đoạn mọc răng hay phát triển tâm lý… sẽ không hào hứng với việc bú sữa.

Lời khuyên từ bác sĩ:

  • Trước tiên, bạn cần theo dõi dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh sát sao để xác định nguyên nhân khiến bé lười bú. Nếu vẫn không tìm được, bạn nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và cho bạn lời khuyên thích hợp nhất cho trường hợp của bé nhà bạn.
  • Với tình trạng thiếu chất, bạn càng không thể tùy tiện bổ sung cho con. Bởi lẽ, nếu bổ sung thiếu, thừa hay không đúng chất đều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, nhất là khi bé còn quá nhỏ.
  • Trẻ nhỏ biếng bú do tâm lý cần bố mẹ hết sức kiên nhẫn cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn. Những lúc bé bú, bạn nên dành ra khoảng thời gian thư thả nhất để cùng con trò chuyện, nhưng tuyệt đối không chơi đùa làm trẻ mất tập trung.
  • Khi trẻ đau nướu do mọc răng, bạn nên tìm cách làm giảm cơn đau cho trẻ. Chú ý nguồn dinh dưỡng để không làm thay đổi mùi vị của sữa, không pha thêm bất kỳ loại thuốc nào vào sữa của trẻ…
dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Lượng sữa chuẩn cho trẻ theo độ tuổi

  • Trẻ mới sinh: Do kích thước dạ dày còn nhỏ nên trẻ uống khoảng 30ml/lần, sau đó tăng dần lên 60 ml.
  • Trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Ở giai đoạn này bé có thể uống từ 90-120 ml sữa/lần. Mỗi ngày trẻ bú 4-5 lần.
  • Trẻ từ 2-6 tháng tuổi: Lúc này bé có thể bú từ 120-180ml/lần, cứ cách 4 tiếng là bú một lần.

Thở không tốt cũng được xem là dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ thở nhanh và nhịp thở không đều đặn như người trưởng thành. Lồng ngực trẻ còn mềm, dễ lõm xuống. Nhịp thở dao động vào khoảng 20-40 nhịp/phút. Khi trẻ mới thức dậy, nhịp thở có thể tăng nhanh hơn, lên đến 60 lần/phút.

Vì thế, trong tình huống bạn kiểm tra nhịp thở của bé, phải hết sức thận trọng, kiên nhẫn từng chút một. Đầu tiên, bạn đếm nhịp thở của con. Khi phát hiện chúng đạt trên 60 lần/phút, hãy kiểm tra lại và quan sát kỹ hơn những biểu hiện khác.

Nếu thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh như thở nhanh, lồng ngực rung, thở bằng mũi, vùng dưới vú đến bờ sườn lõm sâu… rất có thể trẻ đã gặp các vấn đề về đường hô hấp, biểu hiện qua chứng suy hô hấp và khó thở thanh quản. Bên cạnh đó, khi trẻ có thêm biểu hiện như tiếng thở khó, rên rỉ, tím tái là biểu hiện khó thở nặng, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất.

Nguyên nhân khiến bé thở bất thường

  • Do bé bị ngạt mũi: Những khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện thở bất thường do bị dịch nhầy ứ đọng trong mũi.
  • Do bé mắc các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, tim mạch: Với một số bệnh như viêm tiểu phế quản, phổi, hen phế quản, tim bẩm sinh… trẻ không chỉ có biểu hiện khó thở, thở từng cơn, thở nhanh hổn hển, mà còn sốt cao, bỏ bú, hay cáu gắt, tím môi khi bú hoặc khóc.

Biện pháp xử lý thông thường khi bé bị khó thở

  • Từ dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh như thở bất thường, bạn có thể kiểm tra xem bé có bị ngạt mũi hay không rồi nhỏ nước muối Natri Clorid 0,9% để làm thông mũi. Mỗi lần chỉ nhỏ 1 giọt cho mỗi bên mũi và dùng hay ngón trỏ mát xa nhẹ nhàng vùng cánh mũi để con dễ thở hơn.
  • Xông hơi hoặc tắm bé bằng nước ấm và tinh dầu: Biện pháp nhỏ tinh dầu bạc hà, dầu tràm vào nước tắm có thể giúp đường thở của bé thông thoáng, việc hô hấp dễ dàng hơn.

Bé thở không tốt cũng là dấu hiệu bất thường

Ngủ li bì cũng là dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh

Ai trong chúng ta cũng có thể biết rằng, với trẻ sơ sinh, một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng cho một sự phát triển toàn diện về thể chất chính là một giấc ngủ “chất lượng”. Ngủ không chỉ giúp trẻ bảo toàn năng lượng để phát triển thể chất mà còn đảm bảo cho sự hoàn thiện của não bộ.

Xem thêm: 5 giai đoạn của giấc ngủ

Do đó, trong những năm tháng đầu đời, trẻ nhỏ dành phần lớn thời gian để ngủ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp sức khỏe của trẻ có vấn đề, biểu hiện qua việc ngủ quá nhiều, ngủ li bì nhưng phụ huynh không nhận biết được, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ con người bao gồm hay giai đoạn chính là ngủ Chuyển động mắt nhanh (REM) và Không chuyển động mắt nhanh (NREM). Đối với trẻ nhỏ, hai giai đoạn này được thể hiện bằng việc ngủ động và ngủ yên.

Trong đó, giai đoạn ngủ động mới chính là lúc não bộ phát triển. Lúc này, bạn sẽ thấy trẻ có những biểu hiện như cười, mếu khóc, tay chân ngọ nguậy trong suốt khoảng 60% thời gian là trẻ ngủ. Điều đó là hoàn toàn bình thường và rất có ích cho sự phát triển của trẻ.

Vì thế, nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh như trẻ ngủ quá sâu, bỏ bú, lay khó tỉnh… điều đó là không bình thường, thậm chí là gây nguy cơ đột tử. Bạn cần theo dõi sát sao và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Lời khuyên của bác sĩ:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi rất dễ bị đột tử do ngủ sai tư thế. Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra và lật bé lại ngủ với tư thế an toàn hơn. Chú ý không để nhiều chăn mền, khăn, gối xung quanh để tránh bé vướng vào bị ngạt.
  • Khi thấy trẻ ngủ quá say, thân nhiệt hạ thấp, sốt hay mê mệt sau khi dùng thuốc bạn cũng cần dành thời gian ở bên cạnh bé để kiểm tra và có biện pháp xử lý khi cần.
  • Trẻ ngủ rũ rượi sau té ngã hay điều trị sởi, thủy đậu có thể là dấu hiệu của chấn thương sọ não hay viêm não nhật bản, cần ngay lập tức có sự can thiệp của bác sĩ.

Chăm sóc bé yêu là một hành trình gian nan. Tuy nhiên, với những kiến thức về dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, Tạp chí Mẹ và Con hy vọng là bạn đã có được những thông tin hữu ích để nuôi con thật nhàn nhã nhé!

Bài viết liên quan